Lý do bạn không nên đặt nhiều báo thức: Tác hại không ngờ, có thói quen xấu này, cần bỏ ngay lập tức!
1 loại gia vị dùng nhiều phá gan chẳng kém rượu bia, nhà nào cũng có để nấu ăn hàng ngày / 3 món ăn nhẹ là hung thủ "gặm nhấm" gan, bác sĩ chỉ ra 5 mẹo cải thiện hiệu quả
Trong một video TikTok thu hút sự chú ý, nữ y tá Jordan Bruss đã chia sẻ những tác hại của việc đặt nhiều báo thức. Cô khẳng định rằng thói quen này có thể làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ REM, dẫn đến cảm giác uể oải và mệt mỏi trong suốt cả ngày.
"Nếu bạn là người thường xuyên đặt nhiều báo thức, tôi có tin không vui cho bạn," y tá Jordan Bruss bắt đầu video của mình. Theo Bruss, việc tỉnh dậy với nhiều tiếng chuông báo thức không chỉ gây ra tình trạng ngủ gật (sleep inertia) mà còn làm gia tăng mức cortisol trong cơ thể.
Nữ y tá giải thích: "Mỗi lần chuông báo thức kêu, bạn đang ở trong trạng thái phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Tỉnh dậy như vậy nhiều lần trong buổi sáng là rất căng thẳng". Bruss khuyến nghị rằng khi chuông báo thức vang lên lần đầu tiên, bạn nên đứng dậy ngay lập tức.
Ở bên dưới video, rất nhiều người đưa ra các bình luận có quan điểm khác nhau. Nhiều người cho rằng họ cần đặt nhiều báo thức để có thể thức dậy đúng giờ.
Một người viết: "Tôi đặt nhiều báo thức nhưng rồi tôi lại lỡ ngủ quên, bỏ lỡ phòng tập, và đến muộn làm". Trong khi đó, một người khác lại đùa rằng: "Vấn đề là báo thức kêu nhiều lần mà tôi vẫn ngủ, đó là lý do tại sao tôi cần nhiều báo thức".
Bruss cũng đã làm rõ trong một cuộc phỏng vấn với BuzzFeed rằng chuông báo thức đầu tiên có thể làm gián đoạn chu kỳ REM, dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn. Nếu bạn đã có đủ từ 7 đến 9 tiếng ngủ, khi chuông báo thức vang lên, bạn sẽ sẵn sàng tỉnh dậy mà không gây ra quá nhiều gián đoạn. Ngược lại, nếu chuông báo thức kêu khi bạn đang trong giấc ngủ sâu, nó có thể kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, làm tăng thêm mức độ căng thẳng.
Việc liên tục vào ra khỏi chu kỳ REM có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp và tình trạng mất phương hướng. Bruss nhấn mạnh rằng để tối ưu hóa thói quen giấc ngủ, mọi người nên điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể. Nhịp sinh học là đồng hồ tự nhiên của cơ thể, điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức dậy. Cô cũng khuyên rằng việc có một thời gian đi ngủ đều đặn và duy trì lối sống năng động sẽ giúp cải thiện nhịp sinh học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn