Đời sống

Lý do gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là tình trạng vô cùng phổ biến bạn hãy chú ý để điều trị kịp thời nhé.

Điểm mặt 5 nguyên nhân gây bệnh viêm xoang thường gặp nhất / Những nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ cần biết để tránh

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Lý do gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch (d > 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d < 1mm). Ở chi dưới, trào ngược tĩnh mạch có thể ở tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu. Tĩnh mạch nông liên quan đến tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh của nó nằm giữa da và mạc cơ và có thể điều trị bằng phẫu thuật. Tĩnh mạch sâu liên quan đến tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch sâu khác nằm dưới mạc cơ và khó điều trị bằng can thiệp.

Những trường hợp giãn tĩnh mạch nhẹ chỉ gây khó chịu hay mất thẩm mỹ nhưng nặng có thể dẫn đến phù chân cuối cùng là loét.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch

Tiến sĩ Chevuturu đã chỉ ra 5 yếu tố làm suy yếu tĩnh mạch và gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch:

Tuổi tác: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh này. Lão hóa dẫn đến sự hao mòn tự nhiên của các tĩnh mạch, khiến chúng yếu đi.

 

Giới tính: Giới tính của một người cũng là một yếu tố quyết định đến khả năng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Điều này liên quan đến sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, khiến các tĩnh mạch căng ra. Ngoài ra, phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải tình trạng này do khi mang thai lưu lượng máu tăng lên. Thời kỳ mãn kinh cũng gây ra tình trạng này.

Di truyền: Giãn tĩnh mạch cũng có thể được truyền qua gene. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch, bạn có nhiều khả năng mắc hoặc phát triển tình trạng giãn tĩnh mạch.

Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì cũng có khả năng dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Trọng lượng càng tăng thêm sẽ càng tạo thêm áp lực lên tĩnh mạch khiến nó yếu đi hoặc bị xoắn.

Chuyển động cơ thể: Những người đứng hoặc ngồi cùng một chỗ và một tư thế trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn. Tư thế tĩnh làm rối loạn lưu lượng máu gây tắc nghẽn tĩnh mạch.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

 

Cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu

Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng chân và bàn chân

Đau khi đi lại nhiều

Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân

Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm