Đời sống

Lý do khiến bạn ngủ dậy bị chóng mặt, đau đầu

Bạn ngủ dậy bị chóng mặt, đau đầu thì hãy chú ý xem có mắc phải những nguyên nhân dưới đây không nhé.

6 việc cần làm ngay trước tuổi trung niên để giữ sức khỏe và tăng tuổi thọ / Tư thế sử dụng máy tính gây hại cho sức khỏe

Độ cao gối chưa phù hợp

đau đầu
Bạn đau đầu khi mới ngủ dậy hãy chú ý xem độ cao của gối có phù hợp không nhé.

Theo các chuyên gia sức khỏe trên trang Yourhealth, độ cao của gối ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu gối quá cao gây khó chịu, không tốt cho đốt sống cổ. Gối quá thấp khiến lượng máu dồn xuống não nhiều, dẫn đến cảm giác hoa mắt, đau đầu... Lựa chọn gối phù hợp cao 8-15 cm, rộng 30 cm, dài 60 cm giúp ngủ ngon, giảm nguy cơ chóng mặt khi tỉnh dậy.

Ngủ sai tư thế

Việc ngủ hay ngồi sai tư thế đều khiến cho khu vực cơ xương bị giãn ra và gây ra đau đầu.

Rối loạn giấc ngủ

Hội chứng ngưng thở vốn thường xảy ra khi gặp các vấn đề về hô hấp trong khi ngủ có thể gây nhức đầu khi thức dậy vào buổi sáng.

 

Phòng quá nhiều ánh sáng

Melatonin (loại hormone tiết ra từ tuyến tùng trong não, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ) tỷ lệ nghịch với ánh sáng. Bóng tối làm lượng melatonin tiết ra nhiều tạo cảm giác ngon giấc. Ánh đèn vào ban đêm, ánh sáng từ tivi có thể ngăn chặn sản xuất melatonin. Một số người nhạy cảm còn trằn trọc khi phòng sáng. Môi trường công ty thường quá sáng, quá lạnh hoặc thiếu oxy không phải là nơi lý tưởng cho giấc ngủ của dân văn phòng.

Sử dụng thiết bị điện tử

Làm việc trên máy vi tính, laptop, chơi game trên ipad, nghe gọi, nhắn tin trên điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ khiến bạn khó ngủ vừa khiến eo hẹp thời gian ngủ. Trong khi đó, thức, khuya, ngủ trễ, thiếu ngủ chính là thủ phảm gây ra những cơn đau khi ngủ dậy.

Thiếu máu não

 

Tiến sĩ Y học, BS Nguyễn Văn Doanh - BV Thu Cúc cho biết: "Triệu chứng đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy còn có thể do nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu não bởi khi não không được cung cấp đủ lượng máu nuôi cần thiết khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, choáng váng. Chính vì vậy, người bệnh khi có triệu chứng này kéo dài cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị hiệu quả".

Ngủ dậy đau đầu, chóng mặt phải làm sao?

Dù là bất cứ nguyên nhân nào thì việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là điều rất quan trọng, không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, mà còn giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt sau khi ngủ dậy hiệu quả:

- Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu nành, trứng, sữa,…

- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, nhất là rau, củ quả có màu xanh đậm.

 

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

- Tập thể dục đều đặn, vừa sức với các bài tập yoga, ngồi thiền, hít sâu thở chậm, đi bộ nhẹ nhàng,… nhằm thư giãn tinh thần, tăng lưu thông máu trong cơ thể.

- Lựa chọn môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh và dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ để có giấc ngủ ngon.

- Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,… ngay lập tức uống 2 cốc nước (tương đương 480 ml), sau đó nằm xuống, kê cao chân để tăng lưu thông máu lên não. Đồng thời nên lưu ý, trước khi ra khỏi giường, bạn nên ngồi dậy từ từ, cử động chân tay trong vài phút rồi hãy đứng lên.

Nếu tình trạng đau đầu, chóng mặt không thuyên giảm hoặc nghi ngờ do bệnh lý, nên thăm khám tại các ơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm