Đời sống

Lý do nồi cơm điện nấu cơm không chín và mẹo khắc phục để có bữa ăn ngon miệng

Khi gia đình bạn sử dụng chiếc nồi cơm điện sau một thời gian dài, đôi khi sẽ gặp phải trường hợp cơm nấu bị sống hoặc chín không đều.

Mách chị em mẹo luộc rau không cần nước, đảm bảo giữ nguyên 100% dinh dưỡng / Mẹo nhỏ vào buổi sáng cũng giúp bạn giảm ngay mỡ bụng

Hiện tượng cơm sống, cơm khê là hiện tượng khá phổ biến sau khi nồi cơm đã sử dụng một thời gian dài.

cach-hen-gio-nau-com-tu-dong-bang-noi-com-dien-tu-toshiba-3
Ảnh minh họa

Nguyên nhân của tình trạng nói trên

Rơle nhiệt là bộ phận quan trong của nồi cơm, chúng giúp cho nồi cơm bạn nấu cơm không bị sống hoặc khét. Nhưng rơle nhiệt sẽ mất đi công dụng và chức năng của chúng khi bạn sử dụng nồi cơm điện trong một khoản thời gian dài. Tuổi thọ rơle nhiệt trong các loại nồi cơm điện hiện nay thường lên tới từ 5 tới 10 năm tùy theo cường độ nấu cơm của gia đình bạn.

Trên các thiết bị nồi cơm điện hiện đại như nồi cơm điện tử bạn cũng nên kiểm tra xem nắp nồi đã đã được nắp kín hay chưa, các thế hệ nồi cơm thông minh cũng sẽ không nấu nếu bạn không nắp chặt nắp theo đúng quy trình.

Bạn cho quá ít nước khi nấu cơm sẽ làm cơm không chín. Lượng nước và gạo được các nhà sản xuất nồi cơm điện khuyến cáo theo tỷ lệ 1 cốc nước cho 1 cốc gạo là tối ưu nhất (cốc thường đi kèm theo nồi cơm). Tuy nhiên tùy theo loại gạo mềm dẻo hay xốp khô thì bạn cũng cần canh chỉnh lượng nước ít nhiều hơn 1 chút là được.

Mỗi nồi cơm điện thường có dung tích nấu cơm nhất định khác nhau. Hãy đọc hướng dẫn sử dụng của nồi bạn để xem bạn có đang nấu vượt quá dung tích của nồi cơm của mình không. Ví dụ nếu nồi cơm có dung tích là 1l8 thì bạn chỉ có thể nấu từ 8 tới 10 cốc gạo là vừa.

 

Tuy ít gặp nhưng có nhiều trường hợp nồi cơm điện mới mua về mà nấu cơm không chín là do đáy nồi bị cong vênh hoặc hư hại trong quá trính vận chuyển.

Việc đáy nồi bị cong vênh hay hư hại sẽ khiến cho mâm nhiệt không truyền được nhiệt một cách đầy đủ cho nồi khiến bạn nấu cơm bị sống hoặc khét.

tai-sao-com-bi-chay-khi-nau-voi-noi-com-dien2
Ảnh minh họa

Các cách khắc phục

Kiểm tra và vệ sinh phần mâm nhiệt. Nếu nồi vẫn gặp tình trạng này bạn nên kiểm tra rơle nhiệt, vì có thể rơle quá cũ nên nồi bị ngắt sớm. Với lỗi hỏng rơle, bạn nên đem nồi đến tiệm hoặc trung tâm bảo hành để thay rơle mới cho nồi cơm điện, không nên tự ý sửa chữa tại nhà nếu bạn không biết chính xác về cách thao tác.

Đối với trường hợp lòng nồi cơm bị cong hoặc biến dạng không ăn khớp với mâm nhiệt của nồi, bạn có thể liên hệ trung tâm bảo hành của hãng sản xuất để thay thế một lòng nồi cơm mới. Xem ngay cách chọn mua nồi cơm điện hiệu quả cho gia đình bạn.

 

Bạn cũng nên kiểm tra ổ cắm điện ở nhà xem ổ cắm có khít với phích cắm không. Cắm điện không khít cũng là một nguyên nhân phổ biến mà bạn nên chú ý.

noi-com-dien-nau-com-khong-chin--nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-5
Ảnh minh họa

Khi mua bạn nên kiểm tra thật kỹ đáy nồi coi chúng có bị hư hỏng móp méo gì không. Nếu đã lỡ mua rồi thì bạn cần đem đi bảo hành hoặc đổi tra cho nhà sản xuất, không nên tự ý gỏ lại cho nồi bằng phẳng.

Nếu cơm nấu bị sống ăn không được mà bỏ đi thì thấy phí phạm, vậy sao không thử dùng để biến cơm sượng sống thành cơm chín mềm ngon có thể dùng ngay.

Trước tiên hãy lấy hết phần cơm sống trong nồi cơm điện gặp sự cố ra, chuyển sang nồi nấu khác. Sau đó, bạn dùng rượu trắng đảo đều vào cơm theo tỷ lệ 1 rượu : 10 cơm, đặt lên bếp gas đun với lửa thật nhỏ. Khi rượu bốc hơi hết cũng là lúc cơm chín hoàn toàn và không có mùi rượu ám vào trong cơm.

Với những lỗi được nhận diện phía trên, hy vọng nếu nồi cơm điện nhà bạn gặp trường hợp nấu cơm không chín bạn sẽ có hướng xử lý hợp lý và hiệu quả, trả lại nồi cơm điện nấu cơm mềm ngon cho bữa ăn gia đình.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm