Đời sống

Mách bạn 3 món ngon dễ làm dành cho người bị bệnh mạch vành

Những món ngon mỗi ngày có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh mạch vành. Theo đó, khi có dấu hiệu bị bệnh mạch vành, bạn cần đi khám bác sĩ và bổ sung một vài món ngon đơn giản dưới đây vào thực đơn hàng ngày.

Với bất cứ món rán nào bạn chỉ cần thêm thứ này vào đảm bảo thơm giòn, chín mềm từ trong ra ngoài / Vợ đảm nấu ngon, 30 ngày làm 30 món để "đổi gió", 10 năm cả nhà chẳng chê một tiếng nào

Theo y học hiện đại, cơ tim cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, cần được cung cấp đầy đủ máu giàu oxy để hoạt động. Máu được cung cấp cho cơ tim thông qua hệ thống động mạch vành.

Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay tắc. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh mạch vành. Thông thường là do mảng xơ vữa trong động mạch vành dẫn đến tình trạng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim.

Đau thắt ngực là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh động mạch vành. Người bị bệnh mạch vành sẽ có cảm giác bị bó chặt, thắt nghẹt hay đè ép khoảng 10-30 giây tại vị trí sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Cơn đau có thể tại chỗ hoặc lan lên cổ, hàm, vai hay cánh tay bên trái, vùng cột sống.

Có hai loại đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực ổn định xảy ra khi đang gắng sức. Cơn đau thắt ngực không ổn định xuất hiện khi đang nghỉ. Trong đó, đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời có thể chuyển thành nhồi máu cơ tim, đột tử.

Khi có dấu hiệu bị động mạch vành, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được kê thuốc điều trị hoặc có phương pháp thích hợp
Khi có dấu hiệu bị động mạch vành, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được kê thuốc điều trị hoặc có phương pháp thích hợp - Ảnh minh họa: Internet

Theo y học cổ truyền, sự phát sinh của bệnh động mạch vành có liên quan đến sự thịnh - suy của các tạng tâm (tim), can (gan), thận và tỳ cùng sự mất điều hòa khí huyết gây nên huyết ứ, khí trệ, dẫn đến “tâm thống” hoặc “hung tê”.

Khi có dấu hiệu bị động mạch vành, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được kê thuốc điều trị hoặc có phương pháp thích hợp. Đồng thời, nên bổ sung 3 món ăn dưới đây vào thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành.

Canh thịt heo phật thủ

Nguyên liệu cho món ăn gồm: 10 gram phật thủ, 30 gram ý dĩ nhân, 6 gram mộc nhĩ đen, 50 gram thịt nạc heo và gia vị.

Thịt nạc heo rửa sạch, xắt lát mỏng. Mộc nhĩ đen ngâm cho nở to đều, cắt bỏ gốc, rửa sạch. Tiếp đến, cho tất cả nguyên liệu vào xoong cùng 600ml nước, nấu canh. Khi thịt heo chín, nêm gia vị vừa miệng rồi thưởng thức.

Người bệnh mạch vành nên ăn món canh thịt heo phật thủ mỗi ngày 1 lần và dùng thường xuyên. Món ăn có tác dụng hoạt huyết, bổ khí, chuyên trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ.

 

Món canh thịt heo phật thủ có tác dụng hoạt huyết, bổ khí, chuyên trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ
Món canh thịt heo phật thủ có tác dụng hoạt huyết, bổ khí, chuyên trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ - Ảnh minh họa: Internet
Nấm hương xào củ năng

Nguyên liệu cho món ăn gồm: 250 gram củ năng, 150 gram nấm hương và gia vị vừa đủ.

Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn; nấm hương ngâm nước cho nở, rửa sạch, xắt đôi. Phi thơm hành, tỏi rồi cho củ năng vào xào nhanh cùng một ít gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu xay).

Khi củ năng vừa chín tới thì thêm nấm hương và 1 ít nước, đảo đều. Nấu đến khi nấm hương vừa chín tới là được.

Có thể thêm hành lá xắt nhỏ để món ăn dậy hương thơm và hấp dẫn hơn. Thưởng thức món nấm hương xào củ năng trong bữa ăn hàng ngày. Món ăn có tác dụng giảm chất béo, tiêu đờm, tốt cho người bệnh động mạch vành, mỡ trong máu cao và tăng huyết áp.

Món nấm hương xào củ năng rất tốt cho người bệnh động mạch vành, mỡ trong máu cao và tăng huyết áp
Món nấm hương xào củ năng rất tốt cho người bệnh động mạch vành, mỡ trong máu cao và tăng huyết áp - Ảnh minh họa: Internet
Cháo bột ngô gạo tẻ

Nguyên liệu cho món ăn gồm: 1 nắm bột ngô, 2 nắm gạo tẻ và gia vị.

 

Gạo tẻ vo sạch rồi cho vào xoong nấu thành cháo. Khi cháo nhuyễn, hòa bột ngô vào nước lạnh rồi cho vào xoong cháo, khuấy đều. Nấu đến khi cháo sôi thì tắt bếp, món ăn hoàn thành.

Người bệnh xơ cứng động mạch nên ăn món cháo bột ngô gạo tẻ thường xuyên. Đặc biệt, nên dùng vào buổi sáng và bữa ăn hàng ngày.

Món ăn còn có tác dụng tuyệt vời đối với người bị bệnh động mạch vành, tắc động mạch cơ tim, tắc tuần hoàn máu và máu nhiễm mỡ.

Người bệnh xơ cứng động mạch nên ăn món cháo bột ngô gạo tẻ thường xuyên
Người bệnh xơ cứng động mạch nên ăn món cháo bột ngô gạo tẻ thường xuyên - Ảnh minh họa: Internet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm