Mách bạn 5 mẹo luộc măng tươi cực chuẩn, không lo bị đắng và độc
Dưa bắp cải muối dễ nhưng muốn có thành phẩm "ngon giòn bất bại" nhất định phải nắm công thức này / Chẳng cần lò nướng, gà đem ướp dầu hào rồi thả vào nồi cơm điện sẽ có món ngon bất ngờ
Cách luộc măng tươi giúp loại bỏ hết độc
Măng tươi là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu sơ chế không đúng cách, loại thực phẩm này rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo BS. Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM, trong măng có chứa glucozit. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, glucozit bị thủy phân và giải phóng axit xyanhydric.
Người lớn chỉ cần ăn phải 20mg axit xyanhydric đã có thể bị ngộ độc. Các triệu chứng của ngộ độc măng thường là nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở…
Tuy nhiên, chất độc trong măng rất dễ xử lý. Các bà nội trợ chỉ cần ghi nhớ kĩ những bí quyết chế biến măng tươi dưới đây là được:
1. Ngâm mang qua đêm
Măng tươi đem về bóc vỏ, rửa sạch. Có thể cắt thành lát mọc hoặc xé sợi đêm ngâm nước qua đêm. Thỉnh thoảng thay nước ngâm. Trước khi chế biến, vớt măng ra rửa lại với nước sạch là được.
2. Luộc măng nhiều lần
Đây là một trong những cách phổ biến được nhiều bà nội trợ áp dụng. Măng tươi sau khi mua về, bó vỏ, rửa sạch thì cho vào nồi luộc đi luộc lại nhiều lần. Khi thử thấy măng mềm, bớt vị đắng thì dùng chế biến món ăn.
3. Ngâm với nước vo gạo
Tương tự với cách thứ hai, bạn chỉ cần luộc măng từ 2-3 lần. Sau đó, cho măng đã luộc vào ngâm với nước gạo trong 2 ngày. Trong quá trình ngâm, thường xuyên thay nước gạo để tránh nước gạo lên men, bốc mùi. Sau hai ngày, vớt măng ra rửa sạch và chế biến các món ăn.
4. Ngâm với nước vôi trong
Măng tươi, bóc vỏ, rửa sạch rồi đem ngâm vào nước vôi trong. Sau đó, vớt măng cho vào nồi luộc vài lần cho thới khi nước luộc trong, không còn đục của nước vôi. Lúc này, bạn đem măng ra rửa sạch và chế biến thành món ăn.
5. Luộc măng cùng một nắm rau ngót
Đây là cách loại bỏ độc tố của măng mà không phải ai cũng biết. Khi mua măng về, bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với một nắm rau ngót. Khi thấy măng chín mềm, vớt măng ra rửa sạch với nước lạnh rồi đem chế biến thành món ăn.
Cách chọn măng tươi ngon
- Măng phải còn tươi, không xuất hiện lá vàng, bề mặt không có đốm, vỏ mỏng và không bị héo. Củ có hình thô, đốt to và nhỏ đều nhau, không cong, giòn nhưng non.
- Măng có mùi thơm đặc trưng tự nhiên, không hắc, không có mùi hóa chất, không nên chọn măng quá trắng hoặc vàng đậm.
Những ai không nên ăn măng?
Măng là thực phẩm khó tiêu nên những người có hệ tiêu hóa kém, người có tuổi không nên ăn nhiều măng. Người bệnh đau dạ dày cũng không nên ăn măng vì nó có chứa acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.
Trẻ đang dậy thì cũng là đối tượng nên hạn chế ăn măng. Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi, còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển.
Ngoài ra, axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Do đó, những người có tiền sử sỏi thận cũng không nên sử dụng loại thực phẩm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2