Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 nên chú ý điều gì?
Mách bạn cách làm bún trộn tôm lạ miệng, ăn là nghiền / Món ăn "kinh điển" đã đến đảo ngọc Phú Quốc nhất định nên nếm đủ
Trao đổi với Lao Động, nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết cho biết: "Ngày hay là một ngày đã đi vào văn hoá và truyền thống của dân tộc Việt Nam như một ngày tết, từ cổ chí kim từ ngày xưa đến giờ không bỏ được.
Theo quan niệm Rằm tháng 7 là ngày những người ở thế giới bên kia được tự do, được về bên gia đình, con cháu. Bởi vậy, lễ cúng để mời các cụ về với con cháu, sau là lễ quây quần gia đình. Thường , mọi người sẽ cúng từ mùng 10 cho đến ngày 14 Âm lịch, sang đến ngày 15 sẽ chỉ còn lác đác".
Về cách bày biện mâm cỗ cúng, nghệ nhân dân gian Ánh Tuyết cho rằng không có quy định cụ thể nào về bởi điều đó còn tuỳ thuộc vào ý muốn hoặc điều kiện của mỗi gia đình.
Ảnh minh họa.
"Mâm cỗ cúng quan trọng lòng thành của mình là chính. Nó cũng tuỳ vào mỗi gia đình, có gia đình cúng chay, có gia đình cúng mặn đó là tuỳ nhu cầu. Có người duy tâm, bảo là ăn chay để người thân đã khuất được thanh tịnh. Nhưng cũng có những người vẫn cúng mặn, nhìn chung không nhất thiết phải là những món cụ thể, nói chung là "tuỳ tiền biện lễ", nghệ nhân Ánh Tuyết chia sẻ.
Mặc dù việc bày biện mâm cỗ cúng Rằm không cụ thể nhưng nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết cũng lưu ý về từng mâm cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh. "Cách biện lễ trong mỗi mâm có những thứ khác nhau. Cúng phật thường sẽ chỉ là hoa quả, cúng chay, bánh trái không có chút thịt, cá. Còn cúng gia tiên là một mâm cỗ tuỳ gia chủ, tuỳ tiền biện lễ, với những gia đình không có điều kiện sao có thể bắt người ta cúng chim công chả phượng? Cúng chúng sinh phần nhiều sẽ là những bánh kẹo nho nhỏ".
Nghệ nhân Ánh Tuyết cũng nói thêm, về cúng Phật, ai lễ Phật sẽ trình cúng còn với những gia đình không có điều kiện họ thường sẽ lên chùa. Thường ở nhà sẽ cúng gia tiên và cúng chúng sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo