Mâm cơm 100 nghìn bắt mắt, ngon miệng của bà nội trợ Hà Nội
Bất ngờ với lợi ích tuyệt vời của quả su su / Người bị bệnh sau tuyệt đối không được ăn rau muống nếu không muốn nguy hiểm tính mạng
Có sở thích nấu ăn, lại luôn muốn chăm sóc gia đình nên ngày nào chị Thùy Dương (Hà Nội) cũng vào bếp chuẩn bị bữa tối. Riêng cuối tuần, cả nhà được nghỉ, bà mẹ 1 con sẽ dành nhiều thời gian nấu nướng hơn để thay đổi món hoặc tụ tập bạn bè, gia đình.
Chị Thùy Dương cho biết, nấu ăn không chỉ là sở thích mà còn là đam mê, giống như là một liều thuốc có thể gây nghiện cho chị. "Mình từ nhỏ đã phụ mẹ nấu ăn. Mẹ và các cậu mình nấu ăn rất ngon, mình học được rất nhiều kĩ năng từ họ".
Chị Thùy Dương và con trai.
Hiện gia đình nhỏ có 2 vợ chồng và bé trai 4 tuổi nên chị thường nấu bữa ăn 3 khẩu phần. Rất may, bé nhà chị đã có thể ăn như người lớn nên không cần chuẩn bị chế độ riêng. Mỗi ngày, chị thường bỏ ra 1-1,5 tiếng để nấu và sơ chế món ăn, đến 7 giờ là cả nhà đã có thể ngồi vào mâm cơm với đủ món tươm tất.
Không quá khắt khe trong việc chi tiêu nhưng vì mâm cơm phần lớn là các món bình dân nên mỗi bữa chị chỉ mất khoảng 80-100 nghìn đồng, cả tráng miệng. "Mình có con nhỏ nên ưu tiên dinh dưỡng hơn, có chênh lệch một chút không sao cả nên không bao giờ mình phải lên chi phí trước hay nghĩ chỉ được mua trong khoảng bao nhiêu tiền", chị nói.
Khi nấu ăn, bà mẹ này luôn chú trọng việc cân bằng dinh dưỡng. Với chị, cả ngày mới có một bữa ăn quây quần bên nhau nên cần phải coi trọng nó. Hơn nữa, con còn nhỏ, cần phải hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Do đó, bữa ăn nào của chị cũng nhiều món ngon, hấp dẫn. Ngoài ra, chị còn thường xuyên thay đổi thực đơn trong tuần để cả nhà bớt ngán.
"Khẩu vị 3 người gia đình mình khá hợp nhau nên không phải cầu kì nấu món riêng hợp người này người kia. Mình thay đổi thực đơn theo tuần, trong tuần sẽ không lặp món. Cùng nguyên liệu nhưng chế biến nhiều kiểu, trong bữa ăn cân bằng món chiên, món luộc ... để không bị ngấy hay nhạt. Một bữa ăn đủ chất với mình bao giờ cũng có món từ thịt, có món từ đồ tanh và rau xanh, hoa quả", chị Thùy Dương cho biết.
Ngoài nấu các bữa cơm gia đình, cuối tuần chị còn cải thiện chế độ ăn với các món nướng, lẩu, một số món Tây và món Hàn nhưng có biến tấu sao cho phù hợp của khẩu vị.
Có lẽ nhờ tài nấu ăn ngon, đảm đang nên các món chị nấu ai cũng thích và hài lòng. Chị kể, bản thân đi lấy chồng xa nên thỉnh thoảng về chơi với bố mẹ, chị đều vào bếp. Tuy bố mẹ không ăn được nhiều nhưng nhìn bố mẹ vui vẻ thưởng thức chị thấy rất hạnh phúc. Còn chồng chị có một số lần còn vét sạch nồi cơm vì vợ nấu quá ngon. Thỉnh thoảng anh còn muốn tụ tập bạn bè về nhà để khoe vợ trổ tài chứ không thích ra quán ăn.Con trai chị thìcứ vừa ăn vừa giơ ngón tay cái biểu thị là "good" để khen mẹ. Chính những điều giản dị nhưng hết sức ý nghĩa này là động lực để chị Thùy Dương vào bếp nhiều hơn mỗi ngày.
"Với mình bữa ăn gia đình để thể hiện tình yêu và gắn kết mọi người hơn. Người vợ người mẹ có thương, có tâm mới nấu được. Người chồng có yêu mới bỏ hết các cuộc nhậu về ăn cơm nhà. Đặc biệt nhà mình khi ăn cơm tuy người ta bảo không nên nói chuyện nhưng gia đình mình hay kể chuyện trong ngày cho nhau nghe, lúc ấy bữa ăn rất vui. Từ đấy người con mới có cảm nhận thế nào là một gia đình, một mái ấm. Mình quan niệm có thể nấu không ngon nhưng không thể không nấu bữa ăn gia đình", chị Dương khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích