Mẹ đã biết khi pha sữa nên cho sữa hay nước vào trước chưa?
5 năm, tôi vẫn nghi ngờ mình "nuôi con tu hú" / Nỗi uất hận của người đàn ông ròng rã "nuôi con tu hú" hơn 10 năm
Khi pha sữa, mẹ nên cho nước vào trước, sau đó đến sữa bột
Để pha sữa bột đúng cách, ban đầu, bạn cho nước vào đầu tiên, sau đó mới đến sữa. Bởi vì nếu bạn cho sữa bột vào trước, sữa sẽ chiếm thể tích của nước, gây ra sự mất cân bằng trong tỷ lệ. Sữa được pha quá đặc làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh có đường tiêu hóa yếu, uống sữa bột trong thời gian dài có thể dễ dàng gây tổn thương ruột của bé. Đồng thời, sữa bột dễ bị vón cục khi tiếp xúc với nước, bạn không nên cho sữa bột vào trước, nước vào sau.
Vấn đề nồng độ sữa bột
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng pha sữa bột đặc hơn so với hướng dẫn mới là tốt. Họ nghĩ rằng sữa bột được pha đặc, bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn và sẽ mau lớn hơn. Trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm.
Lượng sữa được khuyến nghị trên hộp sữa là kết luận được các chuyên gia rút ra thông qua tính toán và nghiên cứu kỹ lượng. Đây là nồng độ sữa phù hợp nhất với bé. Sữa bột quá đặc không có lợi cho sự hấp thụ, tiêu hóa của bé và có thể làm hỏng chức năng tiêu hóa của con.
Chú ý đến nhiệt độ pha nước
Dưới ảnh hưởng của các ý tưởng của thế hệ cũ, nhiều người tự nhiên tin rằng uống sữa nóng tốt cho da dày. Vì vậy, họ thích sử dụng nước nóng hơn khi pha sữa bột cho trẻ sơ sinh, điều này không đúng.
Trên thực tế, nhiều chất dinh dưỡng có trong sữa bột rất dễ bị mất dưới nhiệt độ cao và miệng trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Mẹ pha sữa quá nóng có thể khiến bé bị bỏng. Mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước chính xác như khuyến nghị của nhà sản xuất sữa bột..
Không nên pha sữa với nước trái cây
Nhiều người có thói quen pha sữa công thức với nước trái cây như một cách để bổ sung nguồn vitamin cho trẻ. Sai lầm này sẽ khiến sữa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng do 1 số loại trái cây có tính axit (ví dụ cam, chanh, quýt, bưởi, xoài…). Hơn nữa, khi pha sữa theo cách trên, chất casein có trong protein của sữa sẽ kết tủa làm cho protein trong sữa bị biến chất cản trở quá trình hấp thu của trẻ, gây đầy bụng, khó tiêu hóa.
Nguyên tắc khi cho trẻ ăn sữa công thức
Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên việc cho bé ăn sữa phải tùy vào nhu cầu không nên ép. Nếu thấy bé tỏ vẻ khó chịu, miệng liên tục nhả núm vú chứng tỏ bé đã ăn no. Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý tới lượng sữa và thời gian cho bé ăn.
Với trẻ dưới 4 tháng tuổi có thể cho ăn 3-4h/lần với công thức sau: Lượng sữa (ml) = [cân nặng (kg) × 100] × (1,5 ~ 1,8).
Ví dụ, cân nặng của bé là 4 kg thì lượng sữa ăn mỗi ngày là: [4 × 100] × (1,5 ~ 1,8) = 600 ~ 720ml.
Khi trẻ lớn dần, bên cạnh việc cho bé ăn dặm mẹ có thể bổ sung sữa công thức hỗ trợ bé phát triển toàn diện. Với trẻ 6-12 tháng tuổi một ngày có thể bổ sung từ 800-960ml sữa. Trẻ 12-24 tháng tuổi là 600-700ml. Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung 300-500ml.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Trưng quất, đào, mai ngày Tết thế nào cho đúng phong thủy? Người mệnh Kim, Thủy nên chọn quất hay đào để đắc lộc cả năm?