Đời sống

Mẹo bảo quản khoai tây tươi ngon không bị mọc mầm

Bạn cần nhớ những cách dưới đây để bảo quản khoai tây được lâu mà không bị mọc mầm.

5 loại rau cần chần nước sôi trước khi nấu để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe / Lý do bạn vừa ăn sáng xong đã đói?

So với các loại rau củ khác, khoai tây rất dễ bảo quản. Nếu biết bảo quản đúng cách, một củ khoai tây tốt vẫn thơm ngon trong cả tháng, dù chúng được mua tại các cửa hàng siêu thị hoặc tự bạn trồng và thu hoạch.

Sau khi thu hoạch hoặc mua những củ khoai tây, hãy dành một ít thời gian để sàng lọc chúng. Loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hay bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn các củ thông thường và có thể làm hỏng các củ khoai bình thường khác.

Mẹo bảo quản khoai tây tươi ngon không bị mọc mầm

Ảnh minh họa.

Bảo quản ở nơi thoáng mát

Cách bảo quản khoai tây tốt nhất không phải là để trong hộp kín mà là để nơi thoáng mát tại khu vực có nhiệt độ 6 - 10 độ C.

Trong khoảng nhiệt độ đó, khoai tây sẽ giữ được độ tươi trong nhiều tháng mà không bị hỏng, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mọc mầm và lượng vitamin C trong trong khoai tây cũng được bảo toàn.

Bạn có thể để khoai tây trong túi lưới hoặc để vào chiếc rổ, không khí được lưu thông, điều hòa độ ẩm. Trong thời gian bảo quản, bạn nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, tránh lây nhiễm sang những củ khoai tây khác.

Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh

 

Tuyệt đối không bảo quản khoai tây trong ngăn đông tủ lạnh bởi nếu làm vậy lượng nước bên trong khoai tây có thể nở ra, hình thành các tinh thể phá vỡ cấu trúc thành tế bào, khiến chúng bị biến chất, hỏng mùi vị và màu sắc sau khi sử dụng.

Khi ở nhiệt độ quá lạnh, tinh bột trong khoai sẽ chuyển hóa thành đường, khi nướng hoặc chế biến ở nhiệt độ cao, đường trong khoai sẽ sản xuất acrylamide hóa học, gây hại cho sức khỏe người dùng.

Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.

Không rửa khoai tây trước khi đem đi bảo quản

Nhiều người có thói quen đem rửa khoai tây trước khi đem đi bảo quản để làm sạch bụi bẩn trên vỏ. Tuy nhiên, nếu làm vậy thì độ ẩm trên vỏ khoai tây sau có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm và vi khuẩn, khiến chúng nhanh hỏng hơn.

 

Nếu bạn muốn làm sạch đất bám bên ngoài, tốt nhất chỉ cần lấy miếng vải, hoặc bàn chải khô cọ nhẹ là củ khoai sẽ sạch ngay.

Không bảo quản chung khoai tây với những thực phẩm khác

Nhiều loại trái cây và rau quả thường tiết ra chất ethylene, có thể khiến khoai tây nảy mầm và mềm nhanh hơn khi bảo quản cùng nhau. Vì vậy, bạn cần bảo quản ở nơi riêng biệt, không để chung khoai tây với bất kỳ thực phẩm nào.

Các dấu hiệu của một củ khoai cần loại bỏ là:

1. Xanh: Vỏ khoai tây dần chuyển sang màu xanh, củ khoai sẽ bị mềm và hơi héo, nguyên nhân có thể do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ có một chút xanh, hãy cắt bỏ phần xanh trước khi nấu.

 

2. Khoai bị mọc mầm: thường kèm theo vỏ xanh và thịt khoai đã mềm. Nếu khoai không quá mềm và mầm không xanh thì bạn có thể cắt bỏ phần mầm để nấu nướng.

3. Khoai mục nát: thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi, hãy vứt bỏ ngay và thay thế bất kỳ tờ giấy nào đã chạm vào chúng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm