Mẹo chỉnh điều hòa tiết kiệm điện gấp 10 lần
Đóng kín cửa bật điều hòa là sai: Đây mới là cách dùng thoải mái không lo tốn điện, không sợ khô da / Trong tủ lạnh có 2 công tắc nhỏ, làm đúng tiết kiệm nửa tiền điện, lại bền máy, dùng chục năm không hỏng
Chỉ cần áp dụng những mẹo nhỏ, bạn có thể sử dụng điều hòa "thả phanh" mà không phải lo tiền điện. |
Chọn chế độ “dry”
Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ “Cool” (hơi lạnh, hình ảnh biểu thị là bông tuyết” sang chế độ “Dry” (trừ ẩm, hình ảnh biểu thị là giọt nước). Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.
Trên thực tế, phương pháp này tiết kiệm điện bởi khi hoạt động ở chế độ Cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ,làm mát không khítrong phòng. Điện năng cho hoạt động này của điều hòa là khá nhiều. Trong khi đó, nếu ở chế độ Dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn. Chế độ này tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát.
Giảm tiêu hao năng lượng cũng đồng nghĩa với việc ít tốn điện hơn, và kết quả là ít tốn tiền điện hơn. Như vậy, bạn đã có thể tiết kiệm được thêm một khoản tiền cho gia đình mình.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải mọi máy điều hòa nhiệt độ đều có chức năng “làm khô”, nhưng nếu máy điều hòa nhà bạn có chế độ này, hãy lựa chọn biểu tượng hình giọt nước thay vì hình bông tuyết.
Chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng
Việc chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng là điều tối cần thiết để dùng điều hòa không tốn điện. Bởi nếu công suất thừa thì tốn điện, công suất yếu thì không hiệu quả lại khiến máy bị quá tải. Cứ 1.000 BTU chuẩn thì tải được 2m² là tối đa. Nghĩa là, với phòng có diện tích 9 – 18 m², bạn có thể lắp điều hòa có công suất 9000 BTU/h, diện tích trong khoảng 15 – 24 m² cần dùng máy 12.000 BTU/h hay diện tích 24 – 35m² cần chọn loại 24.000 BTU.
Vị trí lắp đặt phù hợp
Nên chọn vị trí thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào nhằm tránh máy hoạt động quá nhiều gây tốn điện.
Không nên để máy hướng trực tiếp vào vị trí nằm, hướng nằm. Ngoài ra, nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...) khiến phòng mát đều và nhanh hơn.
Vị trí của nội thất bên trong cũng cần lưu ý, tránh gây cản trở quá trình lưu thông khí mát.
Lưu ý, giàn nóng không được lắp đặt ở các nơi có nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hoá chất gây bẩn và ăn mòn. Trường hợp có nhiều giàn nóng, gió nóng không được quẩn từ giàn này sang giàn kia.
Không bật điều hòa 24/24h
Thời tiết nóng nực khiến nhiều người sử dùng máy điều hòa liên tục, thậm chí là cả ngày. Tuy nhiên cách làm khiến máy phải hoạt động liên tục, gây nên quá tải và do vậy tiền điện của sẽ tăng lên đáng kể.
Vì vậy, hãy tắt điều hòa và sử dụng quạt vào những thời gian không quá nóng trong ngày. Điều này vừa giúp làm không gian phòng thông thoáng hơn vừa giúp tiết kiệm điện năng đáng kể. Nếu kết hợp với quạt gió và để để một chậu nước mát sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vì quạt giúp lưu thông khí mát trong phòng.
Để nhiệt độ hợp lý
Để nhiệt độ quá lạnh không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe của những người trong gia đình (cúm, sốc nhiệt) mà còn rất tốn điện.
Nhiệt độ tốt nhất ở Việt Nam là từ 25-27 độ (nên giữ nhiệt độ ổn định suốt quá trình sử dụng). Tại mức nhiệt này cường độ làm việc của máy sẽ giảm nên sẽ tiết kiệm điện hơn và tránh được biên độ dao động nhiệt với bên ngoài.
Chống thoát nhiệt qua khe hở
Khi bật điều hòa, nếu căn phòng nhà bạn có khe hở, sẽ không thể mát nhanh và dễ bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài. Nếu điều hoà mới còn có thể làm mát nhanh, nhưng các loại máy cũ đã sử dụng lâu, việc không khí lạnh bị lọt ra ngoài từ kẽ hở sẽ khiến máy luôn hoạt động công suất cao.
Khi sử dụng cần đảm bảo phòng được đóng kín (không mở cửa quá lâu) cũng như tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng để tránh làm hao điện năng và máy hoạt động quá tải.
Nhớ bảo trì định kỳ
Cho dù điều hòa của bạn vẫn đang hoạt động tốt, nhưng việc bảo trì định kỳ là vô cùng cần thiết để nguồn không khí của nhà bạn được sạch hơn.
Bảo dưỡng định kỳ. Ảnh minh họa. |
Máy điều hòacần được vệ sinh và thay bộ lọc 3 tháng/lần. Dây làm mát cũng cần được kiểm tra thường xuyên để tránh rò rỉ. Nếu không làm sạch định kì, bụi bẩn bám lâu ngày sẽ khiến nóng máy và lâu dần ảnh hưởng tới hoạt động của máy điều hòa.
Không tắt, bật, điều chỉnh điều hòa quá nhiều
Khi khởi động, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.
Thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền. Theo lời khuyên, hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.
Ai cũng biết khi không điều hòa nữa thì phải ngắt điện. Nhưng có một thực tế rất nhiều người không biết đó là nếu chỉ tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện mà bạn không hề biết. Do vậy sau khi tắt bằng điều khiển từ xa, bạn nên ngắt áp tômát.
Sử dụng các màu sáng
Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng. Vì vậy, dùng các tông màu sáng hơn cho tường phòng, cửa sổ, mành rèm hay các thiết bị nội thất cũng giúp điều hòa nhiệt độ không phải hoạt động liên tục và tiêu tốn điện năng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước