Mẹo giúp phòng kiến ba khoang hiệu quả nhất
3 dấu hiệu cảnh báo bạn bị thoát vị đĩa đệm / Thực phẩm nên ăn khi bụng đói
Mùa mưa cũng chính là mùa sinh sản mạnh của các loài côn trùng, trong đó có loài kiến ba khoang (tên khoa học là Paederus fuscipes). Kiến ba khoang thực chất là một loài bọ cánh cứng, nhưng do có thân hình giống kiến và màu sắc phân bố xen kẻ cam - đen nên dân gian thường gọi là kiến ba khoang.
+
Kiến ba khoang có chứa chất độc gây phỏng da.
Bản chất kiến ba khoang là con vật hiền lành, chúng không cắn hoặc đốt chích người. Kiến ba khoang rất có ích cho nhà nông, chúng là thiên địch của các loài sâu rầy phá hoại mùa màng. Chúng thường sống ở ven ruộng, trong đống rơm rạ ngoài đồng, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng dở dang. Chúng thường ẩn náu và sinh sản trong các đống thực vật mục nát có nhiều chất mùn như rơm rạ, cỏ mục, cành cây. Mặc dù là con vật hiền lành, tuy nhiên do cơ chế phòng thủ sinh học để chống lại các kẻ thù khác mà bên trong cơ thể kiến có chứa chất Pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da.
Chất Pederin không được kiến chủ động tiết ra mà nó chỉ tồn tại trong cơ thể kiến. Khi cơ thể bị nghiền nát, chất này mới được giải phóng ra môi trường. Khi chất Pederin dính vào vùng da con người, nhất là vùng da non, vùng da nhạy cảm (da vùng mặt, cổ, cánh tay, bắp chân,…) thì các vùng da chỗ này sẽ bị phồng rộp, bỏng, đau rát. Một vài trường hợp gây viêm da, và nếu không chăm sóc tốt vết thương thì có thể gây nhiễm trùng và tình trạng vết thương trở nặng hơn. Nhìn sơ, hình dạng vết thương rất giống với vết phồng rộp do bệnh Zona (giời leo). Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các vết phòng rộp trên da cần nhanh chóng đên các cơ sở y tế để nhân viên y tế chẩn đoán và có giải pháp xử lý thích hợp.
Thông thường, kiến ba khoang không đốt hay tấn công. Con người vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến là nguyên nhân gây nên viêm da dị ứng. Để tránh chất độc của kiến ba khoang, bạn có thể áp dụng các lời khuyên dưới đây.
Đóng cửa khi làm việc buổi tối: Bạn phải đóng cửa khi sinh hoạt và làm việc dưới ánh đèn, hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ có lỗ thoát khí.
Vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng.
Sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng, xịt vào các chân tường, bậc cửa ra vào, cửa sổ để ngăn kiến bò vào nhà.
Sử dụng các loại bẫy đèn để dẫn dụ và bắt kiến, không cho kiến vào nhà.
Khi kiến rơi hoặc bò lên da, không nên dùng tay giết mà nên thổi cho kiến bay đi, tránh để dịch tiết của nó dính vào da.
Xử lý "vết đốt": Nhanh chóng rửa chỗ tiếp xúc dưới vòi nước, dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch Jarish, oxyd kẽm, mỡ kháng sinh, sau đó đến các cơ sở y tế để được chỉ định điều trị thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết