Đời sống

Mẹo hay chữa tắc tia sữa cho các bà mẹ sau sinh

Các chuyên gia y tế khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng may mắn có lượng sữa dồi dào để cho con bú. Sau đây là những mẹo hay chữa tắc tia sữa cho các bà mẹ bị mất sữa sau sinh.

Cuộc sống “trong mơ” hay địa ngục lặng lẽ? Mỗi tháng nhận 50 triệu từ chồng để ở nhà ăn chơi, tôi chỉ biết khóc trong nghẹn ngào / Tử vi 12 con giáp ngày 7/11/2024: Tuổi Tỵ bứt phá, tuổi Sửu tài lộc thăng hoa

Sữa được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết.

Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm. Vì vậy, sau đây là cách để bà mẹ cần phát hiện sớm và chữa tắc tia sữa hiệu quả.

Mẹo hay chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh

Tắc tia sữa thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết

Khi mẹ bị tắc tia sữa sẽ có các biểu hiện như bầu ngực căng to hơn so với bình thường, đau nhức bầu ngực, ngực bị cứng sữa không ra được hoặc ra rất ít. Nếu để kéo dài có thể gây sốt nhẹ, đau nhức nhiều thậm chí bị áp - xe vú.

Cách phòng tránh tắc tia sữa

Mẹ cần thường xuyên vệ sinh ngực bằng khăn mềm ngay sau khi cho con bú để tránh vi khuẩn xâm nhập, vừa gây bệnh cho mẹ mà cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Sau khi trẻ bú xong, mẹ nên nặn hết sữa ra ngoài để đảm bảo không có sữa đọng lại gây vón cục và tắc sữa. Khi bị tắc tia sữa, nếu sử dụng các phương pháp trên không hiệu quả, cần tìm đến bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị ngay, không nên để lâu có thể dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm cho mẹ.

Lá mít

 

Mẹo hay chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh

Lá mít có thể chữa tắc tia sữa hiệu quả.

Hái lá mít hơ nóng rồi đặt lên phần cứng nhất của hai bầu ngực, mỗi bầu ngực 9 lá. Sau đó, dùng tay massage nhẹ nhàng và ấn mạnh từ trên xuống. Khi thấy sữa chảy ra thì nên cho bé bú ngay lúc đó. Mẹ bầu nên làm liên tục trong vài ngày, sữa sẽ hoàn toàn được thông tắc.

Xôi nóng

Cho xôi nóng bọc trong hai khăn mỏng, sau đó dùng bọc xôi bọc vải chườm lên hai bầu ngực theo chiều từ ngoài vào trong, bạn làm như thế cho đến khi xôi nguội thì ngừng lại. Với mẹo đơn giản này, sữa sẽ nhanh chóng về đều cả hai bên bầu ngực của mẹ.

Đu đủ non

 

Đu đủ non rửa sạch, thái lát mỏng, nướng qua lửa cho ấm, dùng khăn mỏng hoặc giấy mỏng bọc lại sau đó đắp lên hai bầu ngực cũng có tác dụng chữa tắc tia sữa cho các mẹ.

Mẹo hay chữa tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh

Có thể dùng đu đủ non để chữa tắc tia sữa.

Củ hành tím

Dùng hành tím thái lát mỏng, sau đó đặt lên hai bầu ngực trừ phần núm vú, sau đó lấy giấy mềm phủ lại rồi dùng băng keo cố định lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với massage ngực, sau vài ngày sữa mẹ sẽ thông trở lại.

Lá bắp cải

 

Lá bắp cải cắt bỏ bớt phần lá mềm giữ lại phần cọng cứng, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó hơ trên lửa thật nóng, bọc lại với khăn mỏng và đắp lên vùng bầu ngực, kết hợp massage thật mạnh. Làm như thế cho đến khi thấy ngực hết đau và sữa chảy ra thì ngừng lại.

Lá tía tô và rau dừa nước

Dùng 2 loại lá trên mỗi thứ một nắm. Rửa sạch rồi giã nhỏ, đắp trực tiếp lên hai bầu ngực sau đó băng lại, sữa của mẹ sẽ thông sau vài ngày.

Lá bồ công anh

Lấy khoảng 1 nắm lá bồ công anh rửa sạch rồi giã nhỏ, lấy bã đắp lên ngực, nước bồ công anh uống trong ngày như trà, uống ấm hoặc nóng, uống liên tục trong 5 ngày sẽ có tác dụng.

 

Mẹo hay chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh

Lá Bồ công anh là một cách quen thuộc để chữa tắc tia sữa hiệu quả.

Cây đinh lăng

Theo y học cổ truyền, Hải Thượng Lãn Ông, việc dùng rễ đinh lăng sao vàng, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh sẽ chống bệnh đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho các mẹ. Tuy nhiên, nếu dùng rễ đinh lăng nhiều sẽ có hiện tượng say và mệt mỏi, vì vậy các nên mẹ nên chú ý đến liều lượng khi sử dụng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm