Mẹo hay phòng tránh bệnh cước chân, tay mùa đông
Để con sinh ra đẹp như tranh, da trắng hồng, mẹ bầu cứ làm 3 việc sau đây / Sai lầm khi chiên trứng, đừng dại mắc vào kẻo vừa mất ngon vừa độc hại
Nguyên nhân gây cước
Theo lương y Trần Hoàng Bảo (Bảo An đường), cước chân, tay là chứng bệnh ngoài da tổn thương tính cục bộ rất dễ gặp. Tổn thương thường phát sinh ở vành tai, tay, chân và chót mũi v.v... Cục bộ phát đỏ, tím, sưng, ngứa đau, có khi nổi lên mụn nước, lở loét, kết vảy. Nếu không có nhiễm trùng, trời ấm áp sẽ tự khỏi, nhưng mùa đông năm tới lại dễ tái phát.
Cước chân tay thường gặp trong mùa đông gây ra bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt, làm việc
Nguyên nhân dẫn đến cước chân, tay là bởi khí hậu mùa đông quá lạnh, da lộ bên ngoài bị khí lạnh kích thích một thời gian dài. Da người bệnh có tính chịu lạnh kém, làm mạch ngoại vi dưới da co lại hoặc sinh co thắt, làm rối loạn tuần hoàn máu cục bộ, dẫn đến thiếu oxy và dinh dưỡng mà phát sinh tổn thương mô.
Đông y cho là do người bệnh dương khí không đủ, bên ngoài cảm hàn thấp tà, khiến khí huyết vận hành không sướng, ứ huyết trở trệ mà phát bệnh. Vì vậy, điều trị bệnh cước chủ yếu là thư giãn mạch máu, thúc đẩy mau lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khi đã bị cước, bệnh nhân nên đến khám và điều trị tại các phòng khám chuyên khoa da liễu.
Phòng ngừa như thế nào?
Đối với bệnh cước thì phòng ngừa quan trọng hơn là điều trị. Cải thiện lưu thông máu là một phần quan trọng của công tác phòng trị bệnh cước.
Phòng ngừa bệnh cước, nên kiên trì tập luyện thể dục, tăng cường khả năng chịu lạnh, thường ngày nên rửa mặt và tay chân bằng nước lạnh.
Mùa đông cần chú ý giữ ấm và khô ráo các bộ phận tay chân, mặt, tai v.v... đây là những bộ phận dễ sinh bệnh cước. Thoa chút vaseline vào các bộ phận đó để giảm bớt da tản nhiệt, cũng có tác dụng giữ ấm, phòng ngừa phát cước.
Y phục nên rộng thoáng, giày và tất phù hợp, không quá chặt, để tránh tuần hoàn ngoại vi không tốt.
Độ ẩm có thể tăng nhanh tản nhiệt trong cơ thể, dễ bị bệnh cước, do đó phải giữ khô ráo trang phục, giày tất, sau bị ướt phải kịp thời thay đổi để giữ ấm.
Tránh cơ thể bất động thời gian lâu, như ngồi lâu, đứng lâu, phải hoạt động thích hợp để xúc tiến tuần hoàn máu, giảm bớt phát sinh bệnh cước.
Rượu là một trong số nguyên nhân khiến bệnh cước chân càng gây sưng ngứa nhiều
Không uống rượu trong môi trường lạnh, sẽ khiến mạch giãn, đẩy nhanh sự mất nhiệt lượng của cơ thể. Lúc tay chân lạnh cũng không dùng lửa hơ hoặc ngâm nước nóng, nên thường xoa tay, giậm chân.
Bệnh cước thời lý cấp tính, nên tránh vận động tổn thương chi. Khi chứng viêm cấp tính khỏi, nên sớm vận động khớp ngón, phòng ngừa cứng khớp, giúp bảo hộ linh hoạt và khôi phục lực trương của cơ.
Không nên dùng thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia làm cục bộ sưng ngứa nhiều hơn.
Người bệnh tiểu đường nên chú ý đến việc kiểm soát đường huyết. Bệnh tiểu đường dễ phát biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi, và đặc biệt chú ý đến chân, tay vào mùa đông, ngăn chặn sơ xuất gây hậu quả nghiêm trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2