Đời sống

Mẹo nhận diện rau củ bị nhiễm hóa chất

Chị em nội trợ cần nắm vững một số cách để phát hiện ra rau củ bị tẩm hóa chất sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình.

Có nên rút phích cắm máy giặt sau khi dùng xong, câu trả lời của thợ điện lâu năm khiến nhiều người giật mình / Tại sao các cặp vợ chồng ở Nhật Bản không ngủ cùng nhau dù còn rất trẻ?

Cà chua

Mẹo nhận diện rau củ bị nhiễm hóa chất

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Cà chua là một trong những loại rau củ dễ bị tẩm hóa chất nhất. Nhiều nhà vườn sử dụng butadiene hoặc ethephon để kích thích tăng trưởng, tăng sản lượng. Sau khi thu hoạch, các thương lái lại dùng hóa chất để làm cho cà chua chín đều và bảo quản được lâu.

Vì vậy để chọn được cà chua sạch nên chú ý màu sắc bên ngoài. Cà chua tự nhiên thường chín không đều do sự chênh lệch ánh sáng. Trong khi đó, cà chua bị phun hóa chất thường có màu sắc bắt mắt, chín đều, căng mọng.

Ngoài ra, cà chua tẩm hóa chất để lâu ngày sẽ bị mất cuống. Cà chua sạch thường còn cuống, đôi khi có đốm xanh chưa chín hẳn.

Rau muống

Để rau muống có vẻ ngoài bắt mắt và có thể thu hoạch sớm, người trồng thường dùng thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng.

 

Để tránh không mua phải rau muống “ngậm” hóa chất, nên quan sát màu sắc và hình dáng của chúng. Khi mua rau muống, lựa rau muống có thân không quá to, lá có màu xanh tự nhiên và trên lá có vài lỗ thủng do sâu đục. Thử bẻ đôi thân rau muống nếu có chất nhờn và không quá giòn thì đó là rau sạch.

Giá đỗ

Giá đỗ sạch có màu trắng nhạt, thân và rễ dài, khó gãy. Ngoài ra phần mầm lá nhú ra có màu vàng hoặc màu xanh.

Còn loại giá có ngậm hóa chất: Sẽ cho màu trắng tinh, mập và ít rễ, Với loại này thì 2 hạt mầm luôn đóng chặt với nhau. Khi xào nước ra màu đục.

Rau cải

 

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường phun thuốc trừ sâu, tưới phân đạm cho rau trước khi thu hoạch. Và khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn rất cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

Cà rốt

Củ cải nhiễm hóa chất: Có màu đỏ tươi đậm, đầu thường bị đen do để lâu và được ngâm hóa chất. Hình dạng rất to đều củ; không có cuống hay rễ.

Dưa chuột

 

Khi chọn mua dưa chuột nên chọn quả đều màu, cầm chắc tay, không có vết thâm hay màu ố vàng.

Dưa chuột có chứa nhiều chất hóa học có biểu hiện:

Luôn có màu xanh đậm bắt mắt; Quả đều, thon và bóng bẩy; Có thể có những vết ố vàng.

Loại trừ những quả dưa phình ra có thể do chứa nhiều hóa chất nhất.

Khi ăn thường sẽ rất nhạt, không có vị thanh mát và ngọt như dưa sạch, đôi khi còn ngửi thấy mùi hắc khó chịu

 

Ngoài ra, dưa leo có chất kích thích còn mềm và dễ nát

Mướp đắng

Mẹo nhận diện rau củ bị nhiễm hóa chất

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Mướp đắng sạch cho trái nhỏ hơn quả dài và có nhiều gân nhỏ li ti.

 

Ngược lại mướp đắng chứa chất kích thích sinh trưởng: Sẽ cho trái to hơn có màu xanh đậm, da láng bóng.

Hoa chuối, ngó sen

Với mặt hàng như hoa chuối, ngó sen,… nhiều người chọn mua loại đã bào nhuyễn, cắt sợi, gọt vỏ sẵn có màu trắng, giòn. Thế nhưng, để những loại rau củ trên có màu trắng bắt mắt và giữ được độ giòn, người bán đã ngâm tẩm hóa chất.

Hoa chuối, hay rau củ tươi khi đã bào, cắt vỏ thì sẽ có màu thâm đen, vàng nâu chứ không thể có màu trắng tinh và không được giòn, cứng như ngâm tẩm.

Một số lưu ý chung khi chế biến và sử dụng rau củ

 

Chỉ nên mua rau củ, hoa quả ở những nơi bán có uy tín, rau quả phải còn tươi ngon, không bị dập nát, hư thối. Không nên mua các loại rau quá xanh mướt, đây là là loại rau bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá.

Khi tiêu dùng, sau khi lại bỏ rễ và lá vàng úa cần ngâm rau quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím 1% hoặc nước rửa rau quả trong vòng 25- 30 phút sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Khi xào nấu nên mở vung cho các loại hoá chất bay bớt ra ngoài vì đa số các loại thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ… bị phân huỷ một phần ở nhiệt độ cao.

Hạn chế và không nên sử dụng các loại rau quả trái mùa, hạn chế mua các loại rau quả có bề mặt bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống còn tươi vì đó là các loại rau quả không an toàn do sử dụng các hoá chất có độ độc cao để bảo quản và phòng trừ sâu bệnh. Cần rửa sạch cuống quả vì đây là nơi tích trữ vi khuẩn và hoá chất độc hại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm