Mộc nhĩ ăn rất ngon nhưng ăn kiểu này thì "đại kị", đưa thêm mầm bệnh vào người
5 thực phẩm "rút cạn" canxi trong cơ thể, tăng nguy cơ loãng xương, nhất là loại số 2 / Không phải bột mì, thêm loại bột này mới giúp gà rán giòn rụm giống KFC "như đúc"
Ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày tại sao nguy hiểm?
Mộc nhĩ là loại nấm không độc, ăn được và có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Các chuyên gia chỉ ra rằng bản thân nấm đen không có độc, tuy nhiên, nếu mộc nhĩ ngâm nước quá lâu sẽ bị biến chất, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.
Loại vi khuẩn trong mộc nhĩ có thể sản sinh ra một chất độc cực mạnh có tên là BKA không dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, chính vì thế dù thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn cũng sẽ không thể tiêu diệt được hết độc tố này.
Chất độc này khi đã xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Nếu người bệnh ngộ độc nhẹ còn có thể cứu chữa nhưng nếu độc tố quá mạnh, đã xâm nhập vào nhiều cơ quan thì khả năng cứu sống là rất thấp.
Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng
Nhiều người thường có thói quen ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến để nó nở nhanh mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm. Hơn nữa, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.
Hơn nữa nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh nên không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5 - 3,5kg. Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.
Không nên ăn mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ là loại thực phẩm phổ biến và cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe mọi người không nên ăn mộc nhĩ khi còn tươi. Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể có tiếp xúc với ánh sáng sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da.
Khi mộc nhĩ được phơi khô, chất cảm quang ánh sáng sẽ mất đi, độc tính không còn nên ăn sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, khi nấu mộc nhĩ nên nấu chín hoàn toàn, tuyệt đối không ăn mộc nhĩ khi vừa nấu chín tới.
Phần lớn các loại mộc nhĩ khi đến tay người tiêu dùng đều đã được phơi khô, cần phải ngâm vào nước lạnh để mềm và nở ra như trạng thái ban đầu.
Những người không nên ăn mộc nhĩ
Phụ nữ mang thai: Mộc nhĩ đen tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, nên không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn.
Người tiêu hóa kém: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.
Người có cơ địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn