Đời sống

Mộc nhĩ chứa nhiều dinh dưỡng nhưng có 3 nhóm người phải tránh xa, ăn vào là nhập viện tức khắc

Không phải ai cũng nên ăn mộc nhĩ. Nếu thuộc một trong những nhóm người dưới đây, bạn nên tránh xa loại thực phẩm này.

Quên hành đi, đây mới là loai gia vị tốt như 'tiên dược' / 4 nguyên tắc "vàng" ăn bánh Trung thu không lo béo

Giá trị dinh dưỡng của mộc nhĩ

Mộc nhĩ là thực phẩm quen thuộc với người Việt. Nó còn được biết đến với các tên gọi như vân nhĩ, thụ kê, nhĩ tử, mộc nga...

Trong Đông y, mộc nhĩ được coi là một loại thuốc bổ rất tốt cho sức khỏe.

Về thành phần, mộc nhĩ chứa nhiều protit, vitamin, khoáng chất. 100 gram mộc nhĩ có thể chứa 10,6g protit, 0,2g lipit, 65,5g glucit, 201mg canxi, 185mg sắt, 185mg photpho, 0,03mg caroten, 0,15mg vitamin B1, 0,55mg vitamin B2, 2.7mg vitamin B3.

Loại thực phẩm này còn chứa nhiều sắt hơn cả rau cần, gan lợn...

moc-nhi-01
Ảnh minh họa
Những người không nên ăn mộc nhĩ

Người bị loãng máu, xuất huyết não

Mộc nhĩ có tác dụng ngăn ngừa đông máu, giúp máu dễ lưu thông hơn. Do đó, những người bị máu loãng, hay bị chảy máu, người xuất huyết não nên tránh xa loại thực phẩm này.

Người mới phẫu thuật

Cũng vì tác dụng lưu thông máu, người chuẩn bị hay vừa phẫu thuật, mới nhổrăng nên tránh ăn mộc nhĩ.

Người hay bị chảy máu mũi, đi vệ sinh ra máu cũng cần hạn chế ăn.

 

Người tiêu hóa kém

Theo Đông y, mộc nhĩ tính hàn, bổ âm nên những người bị tiêu chảy, tiêu hóa kém, đầy bụng, khó tiêu, nhiễm hàn không nên ăn loại thực phẩm này kẻo bệnh càng nặng.

moc-nhi-02
Một số lưu ý khi ăn mộc nhĩ

Không ăn mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ tươi có chứa porphyrin - chất nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi ăn nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ rất dễ bị viêm da, xuất hiện tình trạng ngứa, chứng phù thũng, đau nhức, phụ nề thanh quản gây khó thở.

Tuy nhiên, trong quá trình phơi khô và ngâm nước, chất porphyrin này sẽ mất đi. Do đó, chúng ta chỉ nên ănchúngđã qua xử lý, không dùng mộc nhĩ tươi.

 

Không dùng mộc nhĩ ngâm lâu

Mộc nhĩ là loại thực phẩm chứa nhiều protein. Chất này dễ bị thủy phân khi ngâm lâu trong nước. Nó sẽ giống như thịt để lâu bị thối, khiến vi khuẩn dễ tấn công, gây nhiễm bệnh.

Ăn mộc nhĩ ngâm nước quá lâu có thể gây nhiễm khuẩn, ngộ độc với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị hôn mê.

Không nên ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng

Chúng ta thường có thói quen ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, mộc nhĩ khô có thể còn sót lại chât độc morpholine. Do đó, chúng cần được ngâm trong nước lạnh để chất này có đủ thời gian hòa tan vào nước.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm