Đời sống

Mỗi sáng uống một cốc nước này tốt ngang thang thuốc bổ

Thứ hạt này được mệnh danh là "vua của các loại đậu", giúp sống thọ, ngừa ung thư…

Đừng hiểu lầm quả phật thủ chỉ để trang trí: Vô vàn lợi ích với sức khỏe mà bạn chưa biết / Những thứ nên đặt trong phòng khi bật điều hòa, chẳng những tiết kiệm điện mà còn tốt cho sức khỏe

Nếu muốn tăng cường sức khỏe hoặc ngừa bệnh tật, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng các loại thuốc bổ. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc không chỉ tốn kém mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Trong tự nhiên có không ít loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh như hạt đậu đen. Các gia đình hoàn toàn có thể sử dụng chúng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

Thời điểm vàng để dùng đậu đen

Trong văn hóa ẩm thực của người Nhật Bản và Hàn Quốc, những món được chế biến từ đậu đen đều rất được yêu thích. Chỉ từ một loại hạt đậu nhỏ bé người ta có thể chế biến ra đủ loại thức ăn, đồ uống dinh dưỡng hay giấm chua đậu đen vừa tốt cho sức khỏe vừa có công dụng làm đẹp hiệu quả.

Người xưa còn có câu một nắm đậu đen mỗi ngày tốt ngang thang thuốc bổ. Nếu uống đúng thời điểm, cụ thể là vào buổi sáng, chúng ta sẽ nhận được rất nhiều lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp.

Trong nước đậu đen có hàm lượng chất xơ hòa tan pectin cao. Khi uống nước đậu đen trước bữa ăn sáng, chúng ta sẽ có cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm.

Sau một đêm thức dậy, máu trong cơ thể sẽ đặc hơn vì cả đêm chúng ta không uống nước. Trong khi gan và thận vẫn hoạt động để lọc máu và đào thải độc tố. Uống nước đậu đen buổi sáng khi mới thức dậy giúp lợi tiểu, làm sạch đường tiết niệu và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng hơn.

Đậu đen có những tác dụng chính sau:

1. Tăng cường khả năng miễn dịch

Đậu đen rất giàu đạm thực vật, là chất cần thiết cho cơ thể con người, nó có thể hình thành kháng thể để chống lại bệnh tật. Khi cơ thể không nạp đủ chất đạm sẽ khiến lượng kháng thể trong cơ thể tổng hợp không đủ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, gây mệt mỏi. Do đó, ăn nhiều đậu đen có thể tăng cường khả năng miễn dịch.

Tờ "Shenyang Daily" chỉ ra rằng màu đen sẽ đi vào kinh mạch của thận, ăn nhiều thực phẩm màu đen sẽ tốt cho thận, chẳng hạn như đậu đen, gạo đen, mè đen, chà là đen, nấm đen…

2. Chăm sóc làn da

Theo Xinhuanet, đậu đen rất giàu anthocyanins, vitamin E, isoflavone và các thành phần chống oxy hóa khác, trong đó hàm lượng vitamin E đặc biệt cao.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cứ 100 gam đậu đen thì chứa tới 17,36 microgam. Chính vì vậy, thường xuyên ăn đậu đen có thể giúp cơ thể con người chống lại sự tấn công của các gốc tự do, có tác dụng chăm sóc sức khỏe làn da, từ đó có vai trò làm đẹp da, giúp con người trở nên trẻ đẹp hơn.

Mỗi sáng uống một cốc nước này tốt ngang thang thuốc bổ: Người Nhật đã dùng từ lâu, ở Việt Nam lại càng rẻ - Ảnh 1.

Đậu đen là món ăn quen thuộc. Ảnh: Sohu

3. Chăm sóc sức khỏe tim mạch

Tờ "Science and Technology Daily" chỉ ra rằng đậu đen chứa nhiều sterol thực vật, giúp điều chỉnh lượng lipid trong máu. Ngoài ra, chất axit linoleic giàu axit linoleic có trong đậu đen được mệnh danh là "chất bổ máu", đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chuyển hóa cholesterol. Có thể thấy, đậu đen giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện và phát triển của một số bệnh.

4. Thúc đẩy nhu động ruột

Bởi vì đậu đen rất giàu chất xơ, chúng có thể thúc đẩy nhu động ruột, giảm bớt các vấn đề về ruột và giúp đi tiêu trơn tru hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý sau khi ăn đậu đen, tốt nhất bạn nên nhớ uống nhiều nước để phát huy hết vai trò của chất xơ.

5. Thúc đẩy sự hấp thụ sắt

Các thành phần có trong vỏ đậu nành đen giúp cải thiện sự hấp thụ sắt của cơ thể và giúp giảm một số triệu chứng của thiếu sắt.

6. Ngừa ung thư, đột quỵ

Bác sĩ Khoa nội Akitsu, Viện trưởng Bệnh viện Akitsu tại Nhật Bản trong một bài báo cho biết, nước đậu đen là thức uống tốt nhất để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư. Akitsu chỉ ra rằng sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư không thể tách rời khỏi một chất gọi là "oxy hoạt tính".

- Video khối mỡ nhỏ trong mạch máu có thể dẫn đến cái chết chớp nhoáng như thế nào? Nguồn: Dân trí

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm