Mỗi tháng chồng đưa mẹ 10 triệu tiêu xài nhưng chỉ đưa vợ 1 triệu còn mạnh miệng: "Cô đẻ con cô tự nuôi, nhiệm vụ của tôi là báo hiếu" khiến hội chị em dậy sóng
3 việc khiến phụ nữ âm ỉ hạnh phúc nghĩ được chồng yêu nhưng chỉ là lầm tưởng / Nàng dâu mang thai bị nhà chồng đuổi khỏi nhà, biết lý do ai cũng lắc đầu ngao ngán
Việc chi tiêu trong gia đình luôn làm đau đầu hội chị em, những người nắm giữ "tay hòm chìa khóa". Tiêu thế nào để vừa tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng sống quả thực không dễ.
Chưa kể, vợ chồng đồng lòng thì không nói, nhiều chị em còn bức xúc và mệt mỏi vì vừa đau đầu vấn đề tài chính, vừa không thoải mái trước sự hoài nghi, xét nét dẫn đến cách đóng góp chi tiêu cho sinh hoạt chung từ phía người chồng.
Mới đây, chị NT, bà mẹ một con ở Hà Nội đã bức xúc lên mạng chia sẻ câu chuyện liên quan đến sinh hoạt phí của gia đình mình khi anh chồng đưa mẹ hẳn 10 triệu/tháng mà chỉ góp chi phí cho vợ 1 triệu đồng mà thôi.
Theo đó, chị NT năm nay mới 24 tuổi và lập gia đình từ khá sớm. Vừa học xong Cao đẳng lại có bầu luôn nên bắt buộc phải cưới.
Chồng chị NT là con út trong gia đình nên hai vợ chồng được cho ra sống riêng. Bản thân chị NT cũng thấy mừng vì dù sao sống riêng cũng sẽ được tự do, thoải mái hơn, được tự ý sắp xếp cuộc sống theo ý của mình. Còn chuyện bầu bí, chăm sóc con sau này thì nếu như mẹ chồng có không qua được thì cũng đã có nhà ngoại ở gần ngay đấy đỡ đần.
Thế nhưng, câu chuyện chị NT chia sẻ trong vấn đề tài chính đóng góp của hai vợ chồng hàng tháng lại không hề dễ dàng như thế. "Chồng mình mỗi tháng làm được bao nhiêu thì cũng không rõ. Vì chuyện tiền lương anh cũng không muốn nói với mình. Mà anh đã không muốn nói thì mình cũng không muốn ép, chỉ tổ để anh bảo là em dò xét, quản lý anh mà thôi.
Mỗi tháng anh đưa mình 1 triệu, bảo là đưa trước còn thiếu bao nhiêu thì trong tháng sẽ đưa tiếp. Anh nói là nói vậy chứ mình cũng chẳng bao giờ lấy thêm của anh đồng nào cho tới lúc anh đưa tiền ở tháng tiếp theo. Mình thì đi làm, lương cũng chỉ được 6 triệu/tháng, có bao nhiêu thì cáng đáng chuyện chi tiêu trong gia đình, còn lại gom góp vào để đợi sinh nở.
Chuyện chồng đưa từng đó tiền, đáng lý ra mình cũng sẽ chẳng phàn nàn nhiều đâu cho tới khi biết được chuyện anh đưa mỗi tháng cho mẹ chồng 10 triệu đồng. Lúc ấy mình mới té ngửa. Một tháng, chồng đưa mình được 1 triệu, trong khi đưa mẹ chồng tới tận 10 triệu.
Không phải so sánh, tị nạnh vì dù sao cũng là phận dâu con. Thế nhưng chuyện chồng đưa tiền như thế chẳng phải là quá bất công hay sao? Biết mình biết chuyện đưa mẹ 10 triệu thì anh nói với giọng vừa giận dỗi lại vừa khuyên nhủ rằng: "Mẹ vất vả nuôi anh khôn lớn, giờ anh báo hiếu mẹ cũng là sai hay sao?", chị NT chia sẻ.
Lúc biết chuyện, con của chị NT chưa chào đời, vẫn chưa có nhiều khoản phải chi tiêu. Nghĩ đến khi con mình chào đời, lúc ấy chồng lại dành hết tiền để chăm sóc cho con và mình nên chị cũng tạm chấp nhận. "Thôi thì chồng đã nói như thế, mình lại còn cố mà vặn vẹo anh để được gì đâu. Mà cấm chồng báo hiếu bố mẹ, như thế chẳng phải là cũng mang tiếng bất hiếu hay sao".
Thế nhưng, cứ tưởng chồng sẽ làm đúng như lời nói. Vậy mà sau khi con chào đời, đến nay cũng đã được hơn 2 tháng, anh vẫn cứ chỉ chi cấp đúng 1 triệu/tháng cho hai mẹ con. Nhà có thêm đứa con nhỏ, có không biết bao nhiêu khoản tiền phải chi tiêu, cứ hở ra là tiền. 1 triệu mà chồng đưa cho chị NT hàng tháng lúc này cũng vừa đủ trả tiền điện nước cho cả gia đình.
"Sau khi sinh mình vẫn đang ở nhà nghỉ theo chế độ, tiền tiết kiệm cũng chẳng được bao nhiêu, tháng nào mẹ đẻ em cũng phải chu cấp thêm. Và mình vẫn biết, mỗi tháng chồng tiếp tục đưa cho mẹ đều đặn 10 triệu đồng. Mình cũng có bố có mẹ, nếu như cũng báo hiếu theo kiểu của anh thì gia đình này sẽ là ai chăm chút đây. Đến lúc này thì mình thực sự không thể nào nhịn được nữa".
Sau khi suy nghĩ kỹ, chị NT đã quyết định nói chuyện thẳng thắn với chồng. Thế nhưng thay vì suy nghĩ chuyện thay đổi, chồng chị NT khẳng định chắc nịch: "Con cô đẻ cô tự nuôi, nhiệm vụ của tôi chỉ có báo hiếu" khiến chị không thốt nên lời.
Chứng kiến hoàn cảnh éo le của gia đình chị NT, nhiều bà nội trợ cũng "tăng xông máu" giùm và nhảy vào phân bua, đưa lời khuyên.
Chị Yến Nguyễn cũng khá bức xúc khi đọc câu chuyện này. Theo chị: "NT nên không nấu ăn, không nói chuyện, không quan tâm và viết những thứ mua cho con trong 1 tháng để giao cho chồng. Từ sữa, bỉm, tã lót, giấy vệ sinh, khăn ướt,... Ngoài ra, còn thêm tiền điện, wifi, đám cưới, ma chay,... để anh chồng biết mặt".
Đồng quan điểm với chị Yến Nguyễn chị Lê Thảo cũng khẳng định, người chồng nên đưa cho NT 10 triệu mỗi tháng, mẹ 1 triệu mỗi tháng mới là đúng. Vì bản thân người vợ vừa đang phải nuôi chồng, nuôi con cáng đáng chuyện gia đình, lại còn phải để dành dụm tiền tiết kiệm khi cả nhà ốm đau. Chị Lê Thảo cũng không quên trách mẹ chồng vì sự vô tâm với con dâu và cháu nội mình.
Người chồng trong câu chuyện trên không chỉ khiến chị em ấm ức giùm cô vợ vì sự bo bo trong chuyện góp tiền sinh hoạt mà còn thể hiện sự vô trách nhiệm với chính gia đình nhỏ của mình.
Đành rằng ''mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh'', nhưng việc đóng góp chi tiêu thế nào sao cho hợp lý và đầy đủ nhất cũng cần sự quan tâm và vai trò rất lớn của người chồng, chính là trụ cột trong gia đình.
- Video nhờ đồng nghiệp chở đi khám thai, tôi chết lặng khi thấy hành động của chồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người