Món ăn là bí quyết kéo dài tuổi thọ ở Nhật có đầy ở Việt Nam, ra chợ thấy nên mua ngay
Tổ tiên dặn: Đời người khi tới 49 tuổi đừng ở lâu 4 nơi này, làm ngược lại ngày lụi bại không xa? / Đàn ông 40 tuổi cần bổ sung ngay thực phẩm này
Nhật Bản được biết đến là đất nước có tuổi thọ trung bình thuộc top cao nhất thế giới. Bí quyết sống thọ, sống khoẻ của người Nhật đến từ nền tảng ăn uống, sinh hoạt khoa học nhiều nơi phải học hỏi theo. Ở Việt Nam, có một món ăn cực rẻ tiền lại nằm trong những món ăn giúp kéo dài tuổi thọ của người Nhật.
Dinh dưỡng hợp lý giúp người Nhật sống thọ
Người Nhật ai cũng có kiến thức và am hiểm về dinh dưỡng và vận dụng vào cuộc sống rất tốt. Bữa ăn của người Nhật rất đa dạng thực phẩm, rong biển, rau xanh xuất hiện rất nhiều trong bữa cơm.
Người Nhật chủ yếu ăn đồ tươi sống và không qua chế biến, với rất ít thực phẩm tinh chế hoặc đường. Cơm của Nhật ngoài gạo còn có một chút đậu, ngô và trộn thêm rong biển. Cá luôn chiếm phần lớn số thức ăn chính.
Một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của người Nhật Bản còn phải kể tới là đậu phụ. Người Nhật thường ăn đậu phụ sống, đậu phụ luộc hoặc nấu súp miso. Đậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và cũng là bí quyết 'trường thọ' của người Nhật Bản.
Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trong chế độ dinh dưỡng của con người, protein có vai trò rất quan trọng. Chất đạm được chia làm 2 loại: chất đạm động vật và chất đạm thực vật. Đậu phụ là món ăn giàu protein thực vật tốt cho sức khoẻ.
Trong 100g đậu phụ chứa 76kcal, rất ít carbohydrat; 4,8g chất béo; 8,1g chất đạm; 1,9g chất xơ và nhiều khoáng chất quan trọng khác có thể kể tới như: Canxi 350mg; Sắt 5,4mg; Magiê 30mg và Natri 7mg, Kẽm 0,8mg.
Nếu như trong thịt thường chứa chất béo bão hoà, ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là tim mạch thì đậu phụ lại chứa chất béo không bão hòa, có lợi cho tim mạch. Do đó, đậu phụ rất thích hợp sử dụng để bổ sung chất béo đối với những người cần ăn kiêng do có bệnh lý về rối loạn chuyển hoá.
Protein (chất đạm) có trong đậu có nguồn gốc thực vật rất lành tính, dễ tiêu hoá. Ngoài ra, trong đậu còn có chứa rất nhiều axit amin cần thiết, tốt cho sức khoẻ, có thể thay thế thịt. Cũng vì vậy, món ăn nhiều người 'chê' và ít ăn trên mâm cơm Việt lại được nhiều người ăn chay sử dụng làm protein chính trong bữa ăn.
Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198 cho hay: "Đậu là món ăn tốt cho sức khoẻ, thích hợp cho người ăn chay và người muốn bổ sung đạm thực vật vào khẩu phần ăn. Đậu có các thành phần axit amin ở tỷ lệ cân đối, tốt cho sức khoẻ. Trong đậu còn có Isoflavone là estrogen thực vật tốt cho phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh".
Từ trước tới nay nhiều người nghĩ đậu phụ là món ăn đạm bạc nghèo chất dinh dưỡng nhưng điều này là chưa chính xác. Vì trong đậu phụ cũng rất giàu protein, tốt cho sức khoẻ, tim mạch. Chình vì những ích to lớn mà đậu phụ mang lại, bác sĩ Vi khuyên mọi người nên bổ sung đậu vào trong khẩu phần ăn hàng ngày hoặc trong tuần.
Các chuyên gia sức khoẻ đặc biệt lưu ý, để có một sức khoẻ tốt, sống thọ cần có một chế độ ăn cân đối ăn đa dạng các loại thực phẩm. Ăn cân bằng đạm động vật (ưu tiên ăn nhiều đạm từ cá) và đạm thực vật, bổ sung thêm các vitamin thông qua rau, củ, quả. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần còn có lối sống khoa học, tăng cường vận động thể thao thì sức khoẻ sẽ cải thiện đáng kể, tuổi thọ sẽ tăng lên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?