Món ăn vặt rẻ tiền giúp ngừa ung thư, không lo bệnh tim
Bật mí mẹo chữa đồ ăn cay, mặn, chua, ngọt vô cùng đơn giản / Cách làm chân gà sả tắc ngon
Nho khô hay mứt nho, mứt nho khô là món ăn có giá trị từ lâu và được ghi nhận trong lịch sử. Người xưa xem nho khô như quà tặng của Thượng Đế nên dùng món này làm vật trang sức, thậm chí khắc hình nho khô trên vách đá hang động. Theo truyền thuyết ở Trung Đông, từ nhiều nghìn năm trước Công nguyên, người Do Thái đã dùng nho khô để nộp thuế.
Ngày nay, nho khô được dùng làm mứt ăn thường ngày hoặc trong ngày Tết, nho khô cũng có thể cất trữ lâu dài. Mứt nho không chỉ hấp dẫn với vị ngon ngọt mà nó còn mang lại những giá trị dinh dưỡng và dự phòng sức khoẻ.
Ở Việt Nam, vùng sản xuất nho khô nổi tiếng với sản lượng cao là Ninh Thuận với những vườn nho rộng lớn.
Chữa bệnh về tiêu hóa
Nho khô được xem là món ăn vặt có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa rất hiệu quả. Thực phẩm này chứa axit tartaric có tác động lớn lên tiêu hóa và đường ruột.
Không những thế, nó còn giàu chất xơ, không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động lành mạnh hơn mà còn là bức tường ngăn chặn đường ruột hấp thu các độc tố, từ đó thúc đẩy giải độc.
Ảnh minh họa.
Phòng ngừa các bệnh tim
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nho khô có thể làm giảm cholesterol và ngăn ngừa huyết khối, máu đông vón cục, phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Vì nó chứa thành phần flavonoid, một chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ các gốc tự do, chống lão hóa tuyệt vời.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nho còn có tác dụng chống ung thư, trong đó đặc biệt tác động lớn và ngăn chặn các tế bào ung thư hoặc ức chế sự phát triển ung thư.
Công thức chuyên gia khuyên bạn là nên ăn một nắm nho khô, khoảng 30 đến 40 gram/ngày, tuân thủ liên tục khoảng 15 ngày để cải thiện tình trạng thiếu máu, thể chất yếu.
Ngoài ra, lượng nho này khi vào cơ thể đều đặn cũng có ảnh hưởng nhất định và cải thiện khả năng miễn dịch, tăng cường tiêu hóa.
Nho khô tốt nhưng có nên ăn nhiều?
Nho khô có hàm lượng calorie khá cao, có thể tăng cân một cách nhanh chóng nếu bạn không cẩn thận. Nho khô cũng có hàm lượng triglyceride cao do chứa nhiều fructose (triglyceride là sản phẩm phụ khi cơ thể chuyển hóa fructose), ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, gặp vấn đề về thận... Mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa một nắm nho khô (có thể ăn kèm với sữa chua, bánh, salad...).
Do nho khô có độ dính nên khi ăn trực tiếp, nó có thể bám dính trên răng trong khoảng thời gian dài. Vì thế, các nha sỹ khuyên không nên cho bé ăn nho khô trực tiếp để bảo vệ men răng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con vật được xem như 'lộc trời cho', chui ra từ bụi rậm, nhìn không ai dám ăn nhưng lại là đặc sản có giá 350.000 đồng/kg
Ngày chồng sang sống với bồ, vợ lẳng lặng mở két lấy 300 triệu rời nhà ra đi
Cuối tuần này (23-24/11): 4 con giáp đón lộc trời ban, vận may bất ngờ, thành công vượt mong đợi
Giải mã giấc mơ: Dấu hiệu tiền bạc sắp đến nếu bạn mơ thấy điều này
Khám phá cây thuốc với cái tên đọc 'méo cả mồm' có tác dụng chữa bệnh, phổ biến khắp làng quê Việt
Tại sao ở bồn rửa mặt thường có một lỗ tròn nhỏ, công dụng thực tế là gì?