Đời sống

Món 'khoái khẩu' chân gà ngâm xả, ớt - chuyên gia cảnh báo ai không nên ăn

Theo các chuyên gia, món chân gà ngâm giấm hay ngâm quất là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng cần thận trọng khi ăn.

Thực phẩm 'vàng' cho người bị cảm cúm / 3 loại thực phẩm trong siêu thị có "sale sập sàn" cũng không nên mua, dễ dính hàng kém chất lượng

Các món ăn được chế biến từ chân gà đang dần trở thành yêu thích của rất nhiều người như: chân ga nướng, chân gà ngâm sả ớt, chân gà tẩm muối ớt, chân gà chiên giòn...

Chân gà được bày bán tràn lan ở nhiều cửa hàng, chợ hay tại các quán nướng vỉa hè đường phố. Tuy lượng tiêu thụ rất lớn nhưng chưa bao giờ chủ quán không đáp ứng đủ cho khách hàng.Tuy nhiên, món ăn này được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn nhiều.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Nguyên trưởng khoa Vi chất, Viện dinh dưỡng Quốc gia khẳng định, chân gà ngâm giấm hay quất rất kém dinh dưỡng chỉ có da và xương.Việc ăn chân gà ngâm chỉ giải quyết được vấn đề về khẩu vị, chứ không có giá trị dinh dưỡng nhiều. Vì các chất có trong chân gà đều rất khó hấp thu và sử dụng trong cơ thể.

 Chân gà ngâm giấm là món khoái khẩu của nhiều người nhưng nên thận trọng khi ăn
Chân gà ngâm giấm là món khoái khẩu của nhiều người nhưng nên thận trọng khi ăn

Ngoài dinh dưỡng kém, theo khuyến cáo của PGS.TS Ninh khi dùng chân gà để chế biến món ăn ngâm giấm, quất, nướng… cần mua ở nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh mua các loài chân gà không rõ nguồn gốc có thể đã để lâu, chứa chất độc hại cho sức khỏe.Đặc biệt, tại một số quán ăn dùng các loại chân gà bảo quản cả năm sau đó về rửa, ngâm axit, tẩm thêm mùi vị ngọt, chua… khi ăn về mặt dinh dưỡng không còn mà chủ yếu là chất độc.

Đề cập tới món ăn này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) chân gà ăn có cảm giác dai, ngon, sần sật là một trong món khoái khẩu với dân nhậu. Tuy nhiên không nên lựa chọn chân gà là thực phẩm ăn thường xuyên vì giá trị dinh dưỡng thấp lại nhiều chất béo nên những người bị rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, cao huyết áp cần hạn chế ăn.

Trong khi đó, hiện nay, quy trình giết mổ ở Việt Nam hoạt động theo quy mô nhỏ lẻ để có số lượng lớn chân gà, thì người bán thường phải gom hàng. Quá trình thu gom nếu không bảo quản tốt làm cho chân gà có thể bị hư hỏng.

Theo chuyên gia trong trường hợp mua chân gà tại chợ để chế biến món ăn thì chọn chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không có màu sắc gì lạ, sờ vào chân gà không thấy bị nhớt.

Chân gà là bộ phận tiếp xúc rất nhiều môi trường bẩn, khả năng nhiễm bệnh cao, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Khi mua chân gà về cần phải rửa sạch, tuốt bỏ móng chân gà trước khi chế biến thành món ăn.

Nhận biết chân gà sạch, chân gà bẩn
Chân gà được bơm nước vào các ngón chân nên trông tròn, mập hơn, kích thước cũng rất đều, không có nếp nhăn ở da.
Khi mua người tiêu dùng nên cầm và nắn thử nếu thấy mềm, nhũn, căng phồng bất thường ở đầu ngón chân thì chắc chắn chân gà đã bị tiêm nước.
Khi vuốt nhẹ từ lòng bàn chân xuống, chân gà bơm nước sẽ có nước chảy xuống, một lúc sau chân gà sẽ ướt như mới thấm qua nước.
Khi quan sát bốn ngón chân gà người tiêu dùng sẽ nhận ra, nếu là chân gà tiêm nước thì bốn ngón duỗi to và căng, càng nhiều nước chân càng căng, ngón chân tách nhau rõ rệt. Còn nếu là chân gà sạch thì bốn ngón sẽ cong gập hẳn vào, khi nắm hay bóp sẽ phồng thịt ra.
Khi lựa chọn chân gà người tiêu dùng nên chọn những chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không có những đốm màu xuất hiện bất thường, sờ vào không có cảm nhớt.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm