Món ngon Long An - Đặc sản gây thương nhớ bậc nhất miền Tây
Kỳ thú đặc sản trời ban "xuất thân" từ cây cỏ dại / Đặc sản Nha Trang – Ẩm thực đặc sắc khiến du khách mãi vấn vương
Cá lóc nướng trui
Nếu có dịp ghé thăm nơi đây, du khách nên thử ít nhất một lần món cá lóc nướng trui, món ăn dân dã mà vô cùng hấp dẫn. Tuy rằng chỉ là món ăn bình dị, nhưng cá lóc nướng trui rất được ưa chuộng không chỉ với người dân miền Tây mà với tất cả những ai đã từng đến với mảnh đất này, bởi thế mới có câu "Bắt con cá lóc nướng trui – Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa".
Ảnh minh họa |
Thành phẩm món cá lóc nước xong ra lò có mùi thơm rất hấp dẫn, đó là sự hòa trộn tuyệt vời giữa mùi thơm của cá lóc, mùi thơm của rơm, của đồng quê không lẫn đi đâu được. Cá lóc nướng trui ngon nhất khi vừa chín tới, thịt trắng phau được bao bọc bởi lớp vảy cháy xém. Cá lóc nướng trui thường dùng với bánh tráng, rau thơm, khế, húng lủi, giá sống, chuối chát, dưa leo... và chấm kèm với nước mắm tỏi ớt, me.
Thịt lợn muối chua
Thịt lợn muối chua là món ăn bắt nguồn từ phong tục của người Mường thường xuất hiện ở các dịp lễ tết, hội hè hay cưới hỏi. Thịt lợn muối chua Long An có mùi vị đặc biệt, vừa bùi vừa ngậy, vừa có vị mặn của muối và vị chua của men rừng, tất cả hòa quyện lại tạo nên một món đặc sản hấp dẫn.
Ảnh minh họa |
Thịt lợn muối chua rất kỳ công trong cách chế biến, cần phải biết kết hợp với nhiều loại lá rừng, những sản vật sẵn có và những thứ lá ấy như lá quế, lá mít, lá trầu không… đều được xem là bài thuốc quý cho cơ thể.
Thịt lợn dùng để muối chua cần phải được chọn lựa kỹ lưỡng để có thể làm nên chất lượng tốt nhất, ngon nhất. Người ta hay chọn thịt của lợn được nuôi theo kiểu thả rông dài ngày để đảm bảo độ chắc thịt. Sau khi cắt thịt lợn thành từng miếng, ướp muối và giềng khô được giã nhỏ, trộn với rượu nếp cái và ủ với lá rừng, chỉ một đến hai tuần sau đã có thể mở ra và thưởng thức món thịt lợn muối chua đặc biệt này rồi.
Sự hấp dẫn của thịt lợn muối chua thể hiện qua màu sắc của thịt, màu vàng ươm của thính, vị bùi ngậy của bì, chua của men rừng, mặn của muối, thơm của húng quế, chát của lá mít... Với những ai lần đầu ăn thường cảm thấy lạ vị hoặc thậm chí không ăn được, nhưng nếu đã ăn đến miếng thứ hai thì sẽ muốn ăn thêm miếng nữa để thưởng thức sự khác biệt của món ăn này.
Canh chua cá chốt
Đối với người dân Việt Nam giản dị mộc mạc thì món canh chua đã quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, nhưng ở Long An canh chua lại là một món ăn nổi tiếng, là đặc sản của vùng quê này. Húp chén canh chua cá chốt nóng hổi sẽ kích thích vị giác của bạn rất nhiều, vị chua thanh của canh cùng miếng thịt cá trắng, ngọt rất đưa cơm.
Ảnh minh họa |
Cá chốt sống nhiều ở vùng Tây Nam Bộ, không khó để tìm được chúng ở miền này. Cá chốt là một loài cá có da trơn, kích thước không lớn, to nhất chỉ ở mức 1kg. Cá chốt được dùng để chế biến nhiều loại món ăn như kho sả ớt, kho tộ, chiên... nhưng ngon nhất vẫn là nấu canh chua.
Nguyên liệu chỉ gồm cá chốt, lá me non, đậu bắp, cà chua và rau thơm, nhưng bằng cách chế biến riêng, món canh chua cá chốt đã trở thành đặc sản nơi đây. Bí quyết để nấu canh chua cá chốt ngon là phải làm thật sạch cá chốt vì loài cá này có rất nhiều nhớt trên da, làm không sạch khi ăn sẽ có mùi tanh. Để làm sạch nhớt cá, người ta ngâm cá qua nước muối rồi cạo nhớt thật kỹ.
Sau khi sơ chế cá chốt, bắc nồi nước canh lên cho sôi nhẹ, để ý thấy thịt cá vừa mềm tới thì nêm nếm me, mắm, muối vào nồi sao cho hợp khẩu vị. Canh chua thì không thể thiếu ớt khoanh, ít lá rau thơm, có nơi cũng cho thêm giá.
Canh chua cá chốt có vị vừa béo vừa bùi của cá chốt, vị me non hơi chua và mùi rau thơm hòa quyện vào nhau tạo nên một món ăn ngon đậm đà.
Bánh Tét
Bánh tét là loại bánh quen thuộc đối với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về, miền Bắc thì có bánh chưng còn miền Nam thì có bánh tét, nhưng ở mỗi nơi, cách làm và hương vị lại rất riêng. Bánh tét Long An nổi tiếng bởi nó có những điều đặc biệt so với các vùng miền khác và muốn ăn bánh tét ngon nhất Long An phải kể đến thị trấn Đức Hòa.
Người Đức Hòa chọn nguyên liệu rất kĩ, gạo nếp lấy từ huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc. Nhân bánh tét có nhiều loại nhân mặn, nhân ngọt, nhân chuối, nhân dừa. Ngoài ra khi nấu người dân nơi đây còn trộn gạo nếp với nước cốt dừa nên bánh có mùi vị ngon khó cưỡng.
Ảnh minh họa |
Hơn thế nữa, màu sắc đa dạng cũng là một trong những điều khiến bánh tét ở đây được nhiều người ưa thích, màu xanh từ lá ngót, màu tím từ lá cẩm và màu đỏ từ gấc. Mỗi loại ăn vào lại cảm nhận được một mùi vị khác nhau từ các loại nhân. Một lần dùng thử bánh tét Long An du khách sẽ khó có thể nào quên được hương vị thơm ngon của loại bánh độc đáo này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người