Mùa đông bạn nên tắm bao nhiêu lần 1 tuần?
Giảm cân nhanh với ngũ cốc nguyên hạt / Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn
Theo lịch sử, tắm từng là một công việc được chúng ta thực hiện rất thường xuyên, tới cả động vật chúng cũng tắm mặc dù tần suất không nhiều như con người và phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ xung quanh.
Theo nhà sử học Katherine Ashenburg, người Roman cổ rất thích tắm, họ tắm rửa mỗi ngày, điều này đúng với cả người Ai Cập cũng như Hy Lạp cổ đại, họ rất thích tắm.
Ảnh minh họa. |
Thế nhưng, sau khi triều đại Roman sụp đổ, con người không còn được tiếp cận tới nguồn nước sạch nhiều, đều như trước đó nữa và việc tắm bị gián đoạn. Con người sau đó vẫn tắm nhưng không còn nhiều như trước đây.
Vào thế kỉ 14, việc tắm rửa của con người lại gặp phải một rào cản lớn. Thời điểm này một chuyên gia y tế tại Paris lớn tiếng cho rằng tắm rửa có thể gây hại tới sức khỏe. Lý do được người này đưa ra rất ngô nghê vì chúng ta thường tắm bằng nước nóng, mà tắm nước nóng sẽ làm giãn nở mao mạch (lỗ chân lông) và từ đó vi khuẩn có thể tiếp xúc, dễ bám lấy cơ thể.
Trong 500 năm tiếp theo kể từ phát biểu sai lệch và không chính xác đó, con người tắm ít hơn hẳn. Có tắm họ cũng chỉ sử dụng nước lạnh và tất nhiên, tắm bằng nước lạnh vào mùa đông thì không thoải mái chút nào.
Và giờ đây, khi mà khoa học, y tế phát triển hơn bao giờ hết, người ta lại quay trở về với câu hỏi, liệu có nhất thiết phải tắm rửa mỗi ngày? và tắm xong liệu có khỏe hơn không? Tắm mang lại lợi ích sức khỏe nào?
Bác sĩ Elaine Larson cho rằng tắm rửa chỉ mang tính hình thức, mọi người nghĩ rằng tắm để cơ thể khỏe mạnh, tránh bệnh tật, vi khuẩn nhưng nhìn về khía cạnh khoa học, nó chẳng đúng chút nào.
Trong phát hiện của mình, bà cho rằng những loại xà phòng diệt khuẩn đến 99% thực chất chẳng khác gì những loại xà phòng không diệt khuẩn. Đây là nói về khía cạnh vi trùng, bệnh tật và nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể kì hay cọ vi khuẩn bay khỏi cơ thể để không nhiễm bệnh, bạn càng nhầm hơn.
"Tắm rửa sẽ loại bỏ các mùi cơ thể hay bụi bặm bám trên da", bà nói. Thế nhưng để bảo vệ cơ thể tốt hơn khỏi bệnh dịch, có lẽ chỉ cần rửa tay nhiều hơn thôi là đã khỏe hơn rồi.
Thậm chí, bác sĩ Elaine Larson còn cho rằng tắm rửa quá nhiều còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi tắm quá nhiều, nhất là vào mùa đông, da dễ gặp phải tình trạng khô, nứt nẻ và rồi tạo nên những vết thương hở nhỏ li ti từ đó vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bác sĩ Larson cho rằng nếu da vẫn khô, không quá nhiều bụi bẩn hoặc mồ hôi thì không nhất thiết phải tắm.
Nên tắm bao nhiêu lần/tuần là hợp lý?
Nhiều người trẻ dù trời lạnh nhưng ngày nào cũng tắm, thậm chí tắm vài lần/ngày. Hậu quả là chất axít hữu cơ do da tiết ra để giữ cho da trơn và mềm vốn đã ít lại bị rửa sạch, khiến da khô và nứt nẻ, dễ bị ngứa. Huyết quản dưới da cũng co lại, làn da dễ bị kích ứng, tổn thương bởi lớp phòng vệ tự nhiên giảm và vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.
Nhưng lại có nhiều người sợ rét nên ngại tắm, với hậu quả là ngứa ngáy, khó chịu khắp người. Các bác sĩ khuyên: Lạnh dưới 10 độ C nói riêng, và tắm mùa đông nói chung cứ 2 -3 ngày nên tắm 1 lần. Những người da khô (do ngồi điều hòa cả ngày) có thể 3 - 4 ngày tắm 1 lần. Người già da mỏng và da hay co lại thì 1 tuần tắm 1 lần cũng được.
Đồng thời, hãy ghi nhớ những điều dưới đây mỗi khi tắm vào ngày lạnh:
- Tuyệt đối nói không với tắm nếu ăn no.
- Không nên tắm sau khi sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia… kể cả dùng nước nóng vì bạn sẽ dễ bị cảm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng đối với người bị đột quỵ.
- Hãy để cơ thể làm quen với nước (kể cả nước ấm) trước khi tắm bằng cách xả nước vào 2 chân, sau đó mới dần dần xả lên đến đầu.
- Không tắm nước quá nóng vì bạn có thể bị khô da, mất nước, nứt nẻ da.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích