Đời sống

Mùa Đông bị cước chân, tay: Chuyên gia ‘mách’ cách phòng ngừa?

Mùa Đông đến, thời tiết rét đậm rét hại, chân tay thường bị sưng đỏ, ngứa, đau và khó chịu. Đây là hiện tượng dị ứng tạm thời, dân gian gọi là cước chân tay.

6 tác dụng không ngờ khi ăn hai quả chuối mỗi ngày / 'Thực phẩm vàng' đánh tan mỡ bụng hiệu quả và nhanh chóng

Cước là loại bệnh dễ xuất hiện vào mùa Đông do nhiệt độ thấp, môi trường lạnh giá, ảnh hưởng đến các vùng da.Theo Đông y, nguyên nhân dẫn tới cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí.

Bên cạnh đó, khi cơ thể không được giữ ấm và phải tiếp xúc với cái lạnh lâu, các mạch máu sẽ co lại, làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm, dẫn đến lượng ôxy cần thiết không đủ cho các tế bào hoạt động. Hoặc khi cơ thể được làm ấm đột ngột, mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra làm cho vùng da này tổn thương.

Biểu hiện bệnh cước là các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở người lao động trong môi trường tiếp xúc với nước lạnh.

Cước khiến đầu ngón chân, tay, các khớp xưng đỏ, nhức, ngứa... Ảnh minh họa

Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh cước vào mùa đông, cần giữ ấm cơ thể. Khi đi ra ngoài, nên mang đầy đủ tất và găng tay len khi đi ra ngoài, không để tay chân bị lạnh thời gian dài để tránh gây tổn thương cho da dẫn đến nhiễm bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh như giặt đồ, rửa chén đĩa... quá lâu hoặc có thể dùng găng tay để ngăn chặn sự tiếp xúc da tay với nước lạnh. Buổi tối ngâm tay chân vào nước ấm khoảng 5 - 10 phút sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể vào mùa đông cũng là cách phòng ngừa bệnh ngứa chân, tay vào mùa đông. Vì vào mùa đông, thời tiết khô, cơ thể con người mất khá nhiều nước nên cần có một lượng nước để duy trì và giữ độ ẩm cho da.

Mùa lạnh, bàn tay không được bảo vệ cũng dễ bị cước. Ảnh minh họa

Thường xuyên luyện tập thể dục giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay vào nước ấm pha gừng, khoảng 15-30 phút. Hạn chế uống nhiều rượu bia, thuốc lá. Khi bị cước, không nên gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng.

Khi bị cước, nên dùng các bài thuốc dân gian như: lá lốt đun với nước, muối ngâm chân tay; dùng gừng tươi thái mỏng xát lên vùng cước mỗi ngày.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi bị cước, bạn không nên dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia… vì chúng làm chỗ phát cước sưng ngứa nhiều hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm