Đời sống

Mùa hè, làm mát cho trẻ không sai nhưng mẹ cần giữ ấm 2 bộ phận này để tránh con mắc bệnh

Mùa hè dù nóng bức, khó chịu, các mẹ tìm nhiều cách để làm mát cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có 2 bộ phận trên cơ thể trẻ vẫn cần giữ ấm để tránh bị ốm.

Lời khuyên hữu ích khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà / Sai lầm khi chăm sóc trẻ nhiều cha mẹ đang mắc phải

Trẻ nhỏ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Chính bởi vậy, bé rất hay mắc bệnh, khiến nhiều mẹ lo lắng. Đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết nắng nóng như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh nghĩ cách hạ nhiệt để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuy vậy, dù thời tiết nóng đến đâu, mẹ vẫn cần giữ ấm 2 bộ phận này để tránh nguy cơ trẻ mắc bệnh.

2
Ảnh minh họa.

Bụng của trẻ phải được giữ ấm

Trong ngày hè nóng nực, người lớn thường bật điều hòa để giúp trẻ mát mẻ hơn. Bật điều hòa có thể tạo cho trẻ môi trường dễ chịu để vui chơi, ngủ nghỉ thoải mái nhưng nhớ giữ ấm bụng cho trẻ để tránh bị lạnh bụng, dễ ốm.

Cụ thể, khi bị lạnh bụng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột của trẻ sẽ bị khí lạnh kích thích, dễ dẫn đến co bóp mạnh, gây ra đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, lạnh bụng sẽ làm tăng nhu động của ruột khiến số lần đi ngoài tăng lên.

1

Để tránh tình trạng lạnh bụng bố mẹ nên đắp một chiếc chăn mỏng lên vùng bụng của trẻ kể cả trời lạnh hay nóng. Ngoài ra, khi thấy bé bị đau bụng do lạnh bụng thì có thể dùng khăn ấm đắp và mát xa phần bụng, khí nóng sẽ khiến cho dạ dày và đường ruột được thoải mái, làm giảm cơn đau hiệu quả.

Ngoài việc bảo vệ bụng khi ngủ, mùa hè không nên cho trẻ ăn một số thức ăn lạnh như đồ uống lạnh, hoa quả để lạnh,… dễ khiến dạ dày của trẻ bị tổn thương.

 

Giữ ấm phần lưng cho trẻ

Vào mùa hè, thời tiết rất nóng nực, trẻ ra mồ hôi trộm mỗi lúc một nhiều, nhất là phần vai gáy và lưng. Lúc này, nhiều bậc cha mẹ sẽ ngay lập tức cởi quần áo cho con để hạ nhiệt và thấm mồ hôi. Bằng cách này, lưng của trẻ đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh sẽ dễ bị ốm hơn.

Cách làm đúng là khi trẻ đổ mồ hôi sau khi chơi, cha mẹ có thể cởi quần áo cho trẻ trước, sau đó dùng nước ấm lau sạch mồ hôi, cho trẻ vào phòng điều hòa sau khi mồ hôi của trẻ đã tan hết. Nếu không tiện cọ rửa bằng nước ấm khi chơi ngoài trời, bạn có thể lau lưng bằng khăn giấy, bất kể khi trẻ ra nhiều mồ hôi, bạn không được cởi ngay quần áo cho trẻ, nếu không trẻ rất dễ bị cảm.

3

Ngoài ra với trẻ sơ sinh, phần thóp cũng cần được giữ ấm và bảo vệ dù là trong thời tiết mùa đông hay mùa hè. Phần thóp không có xương bảo vệ, khá nhạy cảm nên cần đội mũ thóp cho trẻ khi ra ngoài, khi tắm cũng nên tránh va chạm mạnh để tránh gây tổn thương cho bé.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm