Muốn có sức khỏe, sống thọ, cần lưu ý rèn luyện những thói quen này ở mỗi dấu mốc cuộc đời
Những thực phẩm gây hại cho sức khỏe nên tránh / 13 tác dụng tuyệt vời của quả óc chó đối với sức khỏe
Giai đoạn này, cha mẹ hãy dạy con những thói quen sống lành mạnh. Việc định hình thói quen tốt ngay từ nhỏ giúp trẻ có một nền tảng sức khỏe tốt. Hãy nêu gương bằng cách nấu và ăn chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt....
Đồng thời, nên giữ cho trẻ những thói quen tốt như tập luyện thường xuyên, chơi những trò chơi ngoài trời, kích thích trẻ đi bộ, hạn chế xem tivi và các thiết bị điện tử. Trẻ sẽ khỏe mạnh, phòng tránh được các bệnh liên quan đến mắt, cột sống, thần kinh và duy trì nếp sống từ nhỏ cho đến lớn.
2. Trẻ vị thành niên: Dạy về mối nguy hiểm của thuốc lá, rượu biaThuốc lá và rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, là tác nhân gây ra các bệnh ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vòm họng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Cho nên khi trẻ bước vào giai đoạn vị thành niên, cha mẹ cần dạy con tránh xa hai yếu tốt này. Nói chuyện và giáo dục cho trẻ từ sớm về những tác hại của thuốc lá rượu bia.
Khuyến khích con bạn hỏi nhiều câu hỏi và trở thành người bạn đồng hành tư vấn cho con khi con phân vân liệu có nên dùng thử rượu hay thuốc lá. Nếu trẻ tiếp cận với rượu bia và thuốc lá càng sớm, nguy cơ tổn hại đến sức khỏe càng cao và việc từ bỏ những thói quen này là rất khó.
Ngay từ khi còn trẻ, hay khi bước vào độ tuổi trung niên, chúng ta cần rèn luyện những thói quen tốt cho sức khỏe - Ảnh: Internet
Giai đoạn bước vào tuổi 20, nhiều người chưa chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chú ý chăm sóc sớm bạn sẽ có nền tảng sức khỏe tốt. Bước vào tuổi 20, việc xây dựng một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn xây dựng một nền móng sức khỏe tốt, đặc biệt nên chú ý xương khớp.
Ở độ tuổi 20 trở đi, hãy đảm bảo rằng bạn đang nạp nhiều canxi giúp tăng cường sức khỏe của xương thông qua các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo, rau lá xanh đậm và thực phẩm được tăng cường canxi. Ngoài ra, để giúp xương chắc khỏe và phòng tránh các vấn đề khác, bạn cần xây dựng thói quen tập thể dục, thực hiện các bài tập thể dục có trọng lượng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe.
4. Khám sức khỏe định kỳ ở tuổi 30Khi bước sang độ tuổi 30, cơ thể đã có những dấu hiệu lão hóa nhất định, chức năng chuyển hóa không còn như giai đoạn tuổi trẻ, cho nên việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm nhằm theo dõi huyết áp, cholesterol, xét nghiệm máu, nước tiểu và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu khác.
Các bệnh như tiểu đường, cholesterol cao, hoặc huyết áp cao được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì càng ít gây hại cho cơ thể bạn, tránh các biến chứng mãn tính về sau. Ngoài việc đi khám định kỳ, ở độ tuổi này, bạn cũng nên duy trì tập thể dục, chế độ dinh dưỡng khoa học và giữ tinh thần lạc quan, tránh stress.
5. Tuổi 40: Giữ cân nặng hợp lýKhi bước vào độ tuổi 40, cơ thể lão hóa nhanh và nguy cơ thừa cân tăng lên. Do vậy trong giai đoạn này, cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng hay giảm cân bất thường. Việc thừa cân có thể khiến tuổi thọ của bạn giảm đi, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, các bệnh mãn tính khác như mỡ máu, cao huyết áp, gout...
Hãy ngăn ngừa tăng cân khi bạn già đi bằng cách tập trung ăn các loại thực phẩm tốt cho bạn và tập thể dục đủ để đốt calo mà bạn nạp vào. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
6. Tuổi 50: Chú ý tầm soát ung thưUng thư là căn bệnh nguy hiểm, ai cũng có nguy cơ mắc ung thư, tuy nhiên ở giai đoạn ngoài 50, nguy cơ ung thư sẽ cao hơn những giai đoạn khác.
Chú ý kiểm tra lượng cholesterol, huyết áp, tầm soát ung thư cổ tử cung khi còn trẻ, nội soi dạ dày, đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP và một số các bệnh u bướu khác. Nếu u bướu lành tính, cần xử lý khi chúng đang còn nhỏ, tránh để lâu dễ biến chứng thành những khối u ác tính.
Ở tuổi 50, cần tiếp tục duy trì những thói quen tốt như tập luyện, ăn uống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ - Ảnh: Internet
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, phụ nữ nên bắt đầu chụp nhũ ảnh thường xuyên ở tuổi 40 để phát hiện ung thư vú. Cả nam giới và phụ nữ nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng ở tuổi 50, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư thận...
7. Ở tuổi 60, 70: Giữ đầu óc nhạy bén
Giai đoạn cao tuổi, bạn vẫn cần giữ thói quen tốt, tập luyện đều đặn, tuy nhiên cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Bởi giai đoạn này, chúng ta rất dễ suy nghĩ về việc đã già đi, sợ hãi về việc sức khỏe già yếu và cái chết.
Tuy nhiên, lưu ý điều này chỉ khiến sức khỏe chúng ta suy kiệt đi, do vậy nếu muốn sống khỏe, cần rèn luyện sức khỏe tinh thần, sức khỏe trí não như đọc sách, bắt đầu một thú vui khác như tham gia vào những câu lạc bộ, tổ chức, làm những điều có ích, đi du lịch thậm chí là đi học. Các thói quen sống lành mạnh khác bạn cần duy trì bao gồm không hút thuốc, hạn chế uống rượu, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc.
8. Ở tuổi 80 và xa hơn nữa: Ngăn ngừa té ngãTránh té ngã và giữ tinh thần lạc quan là những lưu ý khi bước vào giai đoạn cao tuổi - Ảnh: Internet
Việc té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, liên quan đến các biến chứng thương tích ở người cao tuổi và nguy cơ này sẽ tăng lên khi bước vào độ tuổi 80 và xa hơn nữa. Té ngã rất nguy hiểm vì chúng có thể là gãy xương và việc phục hồi ở giai đoạn này là rất lâu thậm chí có thể nằm liệt một chỗ vì chấn thương.
Do vậy cần rèn luyện các bài tập thăng bằng, kiểm tra thị lực giúp giảm nguy cơ té ngã.
Gia đình cần chú ý loại bỏ các yếu tố gây té ngã trong gia đình có người cao tuổi như sàn gạch trơn, nhà tắm ướt, cầu thang quá cao hoặc quá dốc... Cần trang bị cho người cao tuổi những phòng ở tầng dưới, sử dụng các loại dép chống trơn đi trong nhà, khi ra ngoài hoặc đi xa cần có người dìu hoặc đi cùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo