Đời sống

Muốn dạy con thông minh nên loại bỏ những nguyên tắc này

Thay vì dạy con theo những tư duy cố định, hãy tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo, tiếp hu những điều mới mẻ từ cuộc sống xung quanh.

4 cách giúp bạn dạy con ngoan không cần roi vọt / 5 câu nói có tác dụng thần kỳ trong việc nuôi dạy con cái, nhất là điều thứ nhất

Kế hoạch tài chính: Người lớn thường khuyên chúng ta tiết kiệm để đảm bảo cho tương lai lâu dài. Thế nhưng, việc lựa chọn tiết kiệm hay chiến lược đầu tư cũng nên cân nhắc bởi "tiền không đẻ ra tiền". Thay vì cất giữ, bạn có thể dùng nó để thực hiện ước mơ, theo đuổi khóa học hay mở một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao.
Học tập "không ngừng nghỉ": Thay vì việc cứ khăng khăng bắt con làm đi làm lại một việc nhàm chán, hãy cho chúng thay đổi, có thể tư duy khi học, vừa học vừa chơi để kích thích khả năng trong con.
Để thành công cần chăm chỉ?: Lấy ví dụ điển hình như Mark Zuckerberg, Steve Jobs hay Bill Gates ... họ đều là những người vô cùng nổi tiếng và thành công. Một điểm chung giữa những con người này từ bỏ việc học để theo đuổi đam mê của mình. Điều chúng tôi muốn nói ở đây chính là đừng cố gắng đi theo con đường mà bản thân không có hứng thú, đam mê mà hãy tìm một lối đi riêng bạn cảm thấy phù hợp nhất.
Tích lũy kiến thức: Cha mẹ luôn muốn con phát triển toàn diện nhưng chính cha mẹ lại bắt con học quá nhiều mà quên đi việc con vẫn còn là một đứa trẻ, vẫn cần có thời gian vui chơi.
Tìm một công việc 'đáng tin cậy": Những đứa trẻ luôn có những ước mơ những cha mẹ lại cho đó là điều ngu ngốc. Khi con muốn trở thành đầu bếp, một thợ làm bánh thì cha mẹ cho rằng con nên làm kế toán, hay một công việc có sự ổn định. Chính điều này làm cho bạn không có niềm đam mê với việc mình làm, khó đạt được thành công.
Phát triển khả năng cá nhân: Cũng giống như ước mơ, thay vì con không giỏi điều này mà có đam mê với sự kiện khác thì hãy khuyến khích con với điều đó. Sự phát triển tự nhiên luôn giúp con có động lực làm tốt nhất.
Đứa trẻ là trung tâm vũ trụ: Việc bao bọc, che chở con một cách thái quá sẽ khiến cho đứa trẻ không thể độc lập, không thể đối mặt với thực tế vì chúng sẽ không biết cách để vượt qua. Một số trường hợp, việc quan tâm cũng gây ra những tác động ngược lại.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm