Muốn luộc lòng lợn ngon thì dừng chỉ cho nước lã: Thêm thứ này vào lòng trắng tinh, giòn sần sật, không bị hôi, đắng
Các cụ dặn: Trong cuộc đời có năm“món nợ” không thể nợ, nếu mắc nợ có thể sẽ bị hủy hoại cả đời / Bí quyết trồng giá đỗ tại nhà đơn giản lại cho năng suất cao
Lòng lợn luộc là món ăn dân dã nhưng cực kỳ ngon miệng, và là món khoái khẩu trong mỗi cuộc rượu bia. Tuy nhiên nếu chế biến sai cách, lòng dễ bị hôi và dai, không ngon miệng. Hãy tham khảo bài viết sau để học được cách chế biến lòng trắng tinh, giòn sần sật, không hôi chuẩn như đầu bếp.
1. Chọn lòng
Trước tiên, để có món lòng luộc ngon, bạn cần biết cách chọn lòng lợn. Lưu ý, cần phải đi chợ thật sớm vì thời điểm này lợn vừa mổ nên sẽ tươi ngon.
Lòng ngon nhất là những khúc đầu của lòng. Phần này dày, giòn hơn khúc cuối. Chọn những phần lòng căng tròn, sờ vào thấy đặc ruột, dịch bên trong có màu trắng sữa. Không chọn những đoạn lòng mỏng, bên trong có màu vàng, những đoạn lòng này sẽ rất đắng và dai.
2. Sơ chế lòng
Sau khi mua được lòng ngon, hãy mang lòng sơ chế. Khâu này bạn cần để ý, lòng non không cần rửa quá cầu kỳ.
Chỉ cần bóp qua với chút muối rồi vuốt nhẹ bỏ phần dịch bên trong của lòng đi sau đó rửa lại với nước lạnh vài lần cho sạch. Một lỗi phổ biến của các bà nội trợ là tuốt lòng quá kỹ. Bạn không nhất thiết phải lộn ruột lòng ra hay bóp đi bóp lại với muối, rượu, gừng. Càng tác động nhiều, lòng sẽ càng dai, mất hết ngon. Riêng với lòng non, chỉ nên xả qua dưới vòi nước vào đoạn lòng cho mất dịch bên trong, rồi rửa lại là được, hoặc tuốt qua, làm vậy luộc xong lòng mới căng tròn. Sau khi sơ chế xong, chúng ta bắt tay vào công đoạn luộc.
3. Luộc lòng lợn
Đun sôi một nồi nước, rồi thả lòng vào luộc. Tuyệt đối không được cho lòng vào nước lạnh ngay từ đầu rồi mới đun. Bạn có thể đập dập thêm 1 củ gừng cùng vài nhánh hành lá vào cho thơm. Đợi nước sôi trở lại, luộc thêm từ 2-3 phút, thấy lòng căng tròn thì tắt bếp. Tính tổng thời gian từ lúc cho lòng vào nồi luộc cho đến lúc vớt lòng ra chỉ nên từ 7-10 phút. Luộc lòng lợn quá thời gian này lòng sẽ dai và quắt, kém ngon. Nói chung cũng tùy thuộc số lượng lòng bạn luộc, nếu luộc nhiều, bạn có thể để thêm một chút thời gian.
Ngay sau khi vớt ra, thả đoạn lòng vào âu nước đá, pha chanh (một số người pha phèn chua hoặc dấm gạo cũng được). Nhớ là nước phải ngập lòng. Việc làm lạnh đột ngột cùng với vị chua sẽ giúp lòng trở nên trắng giòn. Ngâm cho lòng nguội rồi vớt ra thái ăn. Nhiều người để an tâm hơn, sau khâu ngâm nước đá có thể nhúng lại vào bát nước đun sôi để nguội, tuốt bỏ các dịch vẫn còn bên trong.
Như vậy, khi luộc lòng lợn, bạn cần nắm những bí kíp ở trên sẽ đảm bảo có món lòng ngon, thơm, trắng giòn như ngoài hàng. Ăn kèm rau húng, chấm nước mắm cốt pha gừng, ớt, chanh. Miếng lòng trắng, giòn rụm, thơm ngon.
Cách pha nước mắm chấm lòng lợn
Nguyên liệu pha nước mắm chấm lòng lợn gồm:
+ 3 thìa nước mắm ngon
+ 1/2 thìa café mì chính/bột ngọt
+ 1/2 quả chanh tươi (vắt lấy nước cốt)
+ 1 quả ớt tươi và gừng, chút hạt tiêu xay
Các bạn cho hết nguyên liệu vào bát khuấy đều cho các nguyên liệu hòa tan hết là bạn đã có thể sẵn sàng thưởng thức món lòng lợn chấm nước mắm ngon tuyệt hảo rồi đó. Lưu ý, các bạn nên chọn dùng loại nước mắm ngon để bát nước chấm thêm phần hấp dẫn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?