Đời sống

Nặn mụn sai cách có thể khiến bạn phải trả giá đắt

Nặn mụn không đúng cách sẽ để lại những tổn thương nặng nề trên da mà bạn không lường trước được.

Thần Tài lót đường cho lộc: 3 con giáp có thể kiếm tiền chật két – tình duyên nở rộ trong 5 năm tới / Những sai lầm về giấc ngủ trưa mà dân văn phòng hay mắc phải

Thế nào là nặn mụn sai cách?

nặn mụn

Ảnh minh họa.

Thường các trường hợp nặn mụn sai cách là do dùng tay nặn mụn, dùng vật sắc nhọn hoặc dùng dụ cụ chưa được vệ sinh kỹ. Hoặc trường hợp thường gặp nhất là nặn những vết mụn chưa già khiến không thể lấy được nhân mụn mà còn bị tổn hại vùng da đó. Việc nặn lên vết mụn sẽ gây tổn thương và làm các vi khuẩn trên tay, dụng cụ dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm hay thậm chí tạo nên nhân mụn khác. Mụn này nặn xong, thâm còn đó chưa hết mà hàng loạt những loại mụn lớn nhỏ kéo đến do không được xử lý đúng cách. Khủng khiếp hơn là tác hại của nặn mụn sai cách sẽ kéo theo những hệ lụy sau đây:

Để lại sẹo rỗ, sẹo lõm

Da tại vùng mũi rất mỏng nên nếu bạn gây tổn thương cho da bằng những dụng cụ nặn mụn không đảm bảo vệ sinh thì sẽ tạo ra những vết thâm, rỗ, lõm trên da.

Ảnh hưởng đến dây thần kinh

Ở mũi và miệng có rất nhiều dây thần kinh trung tâm ảnh hưởng đến nhiều giác quan của bạn. Việc nặn mụn gây cảm giác đau đớn, khó chịu khi da bị ép và đẩy mụn lên, ép lượng dầu ở vùng da quanh mụn làm tăng khả năng lan vi khuẩn sang các vùng khác.

 

Làm nhiễm trùng máu

Khi dùng làm những công cụ nặn có đầu nhọn có thể gây ra những vết thương hở cho da. Nên không nặn mụn đúng cách, không khử trùng các dụng cụ nặn mụn thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu rất nguy hiểm nếu bị biến chứng nặng hoặc các bệnh truyền nhiễm.

Kích thích mọc mụn mới

Trên tờ Allure, bác sĩ da liễu Sejal Shah cho rằng vi khuẩn, chất dầu và nhân trong mụn trứng cá sau khi nặn có thể lây lan. Hơn nữa, nổi mụn thường do việc chạm tay lên mặt. Trừ khi tay bạn sạch, vi khuẩn và các chất bẩn có thể lan tới các lỗ chân lông sạch.

Để lại vết thâm

 

Tình trạng này gọi là tăng sắc tố sau viêm, xảy ra khi vùng da tối phát triển trên bề mặt của một nốt mụn đã lành. Người với da sậm màu thường gặp vấn đề này với mức độ nghiêm trọng hơn. Tăng sắc tố có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để phai dần và hạn chế nặn mụn không phải lúc nào cũng khiến tình trạng này giảm. Tuy nhiên, khả năng bị thâm trên da ít hơn khi bạn không nặn mụn và để chúng tự lành.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm