Nên cho trẻ chải răng vào thời điểm nào?
Chồng vừa muốn bỏ vợ để đến với tình yêu đích thực, vừa muốn được nuôi con / Lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ
Nên cho trẻ chải răng từ lúc nào?
Bạn nên tập thói quen chải răng cho trẻ. Nguồn ảnh: Internet
Ngay từ khi trẻ mọc cái răng sữa đầu tiên (khoảng 5 - 6 tháng tuổi) nên cho trẻ làm quen với việc chải răng. Ban đầu có thể trẻ sẽ khóc, la, thậm chí nôn, ọe sữa và thức ăn. Tuy nhiên vấn đề của các bậc phụ huynh là nên làm cho trẻ làm quen với việc chải răng đúng cách, từng bước và kiên trì:
Chọn bàn chải mềm, nhỏ, vừa với miệng của trẻ;
Tập từ từ, nên tập đánh mặt ngoài cho trẻ quen, rồi mới tập đánh mặt trong;
Chải nhẹ nhàng, không gây đau cho trẻ;
Khi tập cho trẻ chải răng không tập sau khi trẻ ăn no, sau này khi trẻ quen dần thì có thể tập chải sau ăn;
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên sử dụng bàn chải đánh răng và một ít nước ấm, rồi chà một cách nhẹ nhàng để loại bỏ cặn bã thức ăn thừa bám trên răng;
Trẻ khoảng 3 tuổi cho dùng kem đánh răng dành cho trẻ em, lượng kem mỗi lần khoảng bằng một hạt đậu xanh.
Lưu ý khi chọn kem đánh răng cho bé
Kem đánh răng cho trẻ sơ sinh khác với kem đánh răng của người lớn. Do đó, bạn nên lựa chọn cẩn thận. Fluoride là thành phần chủ yếu của kem đánh răng để giúp ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, kem đánh răng chứa quá nhiều chất này sẽ khiến bé bị ngộ độc. Đó là lý do tại sao bạn nên chọn những loại kem chỉ chứa một lượng fluoride nhất định phù hợp cho bé.
Nếu bé dưới ba tuổi, kem đánh răng phải chứa hàm lượng fluoride thấp hơn 1.000ppm (1.000/1.000.000).
Nếu trên ba tuổi, bé có thể đánh răng bằng kem đánh răng chứa hàm lượng chất fluoride ở khoảng 1.350 – 1.500ppm. Sử dụng kem đánh răng vượt quá mức fluoride này sẽ gây hại, làm hỏng răng, nôn mửa và tiêu chảy.
Nếu bé có thói quen nuốt kem đánh răng, bạn hãy đổi kem đánh răng chỉ có 550ppm hoặc ít hơn và để ý xem bé có bỏ thói quen này không.
Các phương pháp chăm sóc răng miệng khác
Ngoài việc đánh răng, bạn nên lưu ý những điều sau đây để chăm sóc răng miệng cho bé tốt hơn:
Đừng cho bé ăn những món chứa quá nhiều đường, đặc biệt là những sản phẩm có chứa đường hóa học. Hạn chế cho bé ăn những món ngọt trước bữa ăn. Không nên cho bé ăn những món ngọt quá 4 lần một ngày.
Khi cho bé ăn nhẹ, bạn nên cho bé ăn rau, phô mai hoặc các loại thực phẩm không có đường khác.
Bú bình thường gây sâu răng. Do đó, bạn hãy tham khảo bài Chăm sóc và ngừa sâu răng cho trẻ ở tuổi bú bình để bảo vệ răng của con thật tốt.
Đừng cho bé uống nước ép trái cây và các loại đồ uống có gas để ngăn ngừa sâu răng.
Cố gắng tập cho bé thói quen uống bằng ly. Bạn nên hạn chế việc bú bình khi bé được một tuổi.
Duy trì một chế độ ăn lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng. Tránh ăn những món chế biến sẵn và đóng gói như mì ống, chocolate…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc