Đời sống

Nên và không nên ăn thực phẩm nào khi bạn bị cảm cúm?

Nhiều người có thể không muốn ăn nhiều khi bị cúm, song một số loại thực phẩm có thể giúp phục hồi bệnh nhanh hơn.

Thực đơn cơm chiều: Món ngon dễ ăn / 4 sai lầm nghiêm trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ mẹ cần biết

Thực phẩm giúp hồi phục bệnh cúm

Nghiên cứu y tế cho thấy các loại thực phẩm sau đây có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh cúm:

Súp gà

Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu từ năm 2000 đã chỉ ra các thành phần phổ biến trong súp gà có thể chống lại chứng viêm, giảm phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, súp gà có thể giúp làm thông mũi và đường thở, làm dịu các triệu chứng khác ở đường hô hấp trên. Ngoài ra, súp cũng bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, và dễ chế biến ngay cả khi bị ốm.

Tỏi

Tỏi có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn. Chúng có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng, bao gồm cả cảm lạnh hoặc cúm.

Thực phẩm giàu vitamin C

 

Trái cây và rau củ giàu vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Những nguồn chứa vitamin C bao gồm ớt ngọt hoặc cay với bất kỳ màu nào, kiwi, trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho đỏ hoặc tím,…

Gừng

Gừng có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn kèm theo cảm cúm. Các đặc tính trong gừng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và đặc biệt là làm rỗng dạ dày. Gừng băm nhỏ hoặc gừng xay có thể là một bổ sung tuyệt vời cho món xúp, món hầm và các bữa ăn khác. Gừng cũng có tác dụng tốt trong các loại trà thảo mộc hoặc hỗn hợp nước nóng, mật ong và chanh.

 

Rau lá xanh

Rau xanh chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Những loại rau này cũng cung cấp các chất dinh dưỡng chính như vitamin C, sắt, axit folic. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các loại rau lá xanh cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Do đó, ăn rau lá xanh có thể giúp cơ thể chữa khỏi bệnh cúm.

Cháo yến mạch

Trên thực tế, chất xơ prebiotic trong yến mạch có thể giúp nuôi các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Thêm một quả chuối vào cháo yến mạch sẽ cung cấp bổ sung chất xơ, cũng như vitamin, chẳng hạn như kali. Điều này sẽ rất có lợi cho những người có các triệu chứng cúm bởi vì sốt, tiêu chảy và nôn mửa đều có thể làm cạn kiệt lượng kali và các chất điện giải khác.

 

Sữa chua

Ăn sữa chua có chứa lợi khuẩn có thể giúp chống lại bệnh cúm. Sữa chua cũng là một nguồn protein. Các loại thực phẩm lên men khác như dưa cải bắp, trà kombucha và sữa chua làm từ thực vật cũng là những thực phẩm thay thế tuyệt vời.

Uống đủ nước

Uống đủ nước là một trong những điều quan trọng nhất để giúp cơ thể chống lại bệnh cúm. Dưới đây là một số chất lỏng có thể đặc biệt hữu ích:

 

- Nước lọc: Thận sử dụng nước để thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Uống nhiều nước có thể giúp tăng tốc độ hồi phục.

- Nước dừa : Nước dừa giàu kali, natri và clorua. Uống nước dừa có thể giúp thay thế các chất điện giải mà cơ thể mất đi do đổ mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

- Nước nóng với mật ong, chanh và gừng : Gừng trong thức uống nhẹ nhàng này có thể làm giảm cảm giác buồn nôn.

Các thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm chậm quá trình hồi phục bệnh cúm, bao gồm:

 

- Rượu: Rượu làm cơ thể mất nước và giảm chức năng của hệ thống miễn dịch.

- Thực phẩm chế biến: Những thực phẩm này có thể chứa nhiều muối làm cơ thể mất nước và chứa đường làm tăng tình trạng viêm.

- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Những thức ăn này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.

- Sữa: Lactose, một hợp chất trong sữa, có thể khó tiêu hóa. Bất kỳ ai đang cảm thấy buồn nôn hoặc bị tăng tiết chất nhầy sau khi ăn sữa nên tránh tiêu thụ cho đến khi các triệu chứng cúm biến mất.

- Thực phẩm có cạnh thô: Bánh quy giòn và các loại thực phẩm giòn khác có thể làm xước cổ họng và làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm