Nếu bạn có những vết bầm tím không thể giải thích được trên cơ thể, thì đây là 7 vấn đề sức khỏe có thể phải đối mặt
Trẻ thiếu kẽm sẽ xuất hiện 4 dấu hiệu cảnh báo, cha mẹ hãy làm ngay một việc để con thông minh, khỏe mạnh / Phụ nữ U40 mà có những dấu hiệu này chứng tỏ vẫn ăn chơi, 'lẳng lơ'
Thiếu chất dinh dưỡng
Một số vết bầm không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Ví dụ, B12 tham gia vào quá trình sản xuất máu, vitamin K chịu trách nhiệm đông máu và vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra mô mới. Không có nó, các mạch máu trở nên rất mong manh. Nếu các mạch máu vỡ sẽ gây ra vết bầm tím.
Những thay đổi liên quan đến tuổi tác
Hệ thống mạch máu trở nên yếu dần theo tuổi tác và các mô mất tính đàn hồi. Bạn nên chú ý rằng những vết bầm tím liên quan đến tuổi tác sẽ chủ yếu xuất hiện ở chân. Chúng sẽ không xuất hiện rõ khi chúng ta còn trẻ.
Mất cân bằng nội tiết tố
Các vết bầm có thể xuất hiện nếu cơ thể ít nội tiết tố estrogen. Bạn có thể sẽ phải chịu đựng tình trạng này trong quá trình trải qua thời kỳ mãn kinh, hoặc nếu bạn đang mang thai. Thiếu estrogen sẽ làm suy yếu đáng kể các mạch máu và thành mao mạch có thể rất dễ bị tổn thương.
Nâng vật nặng
Nâng tạ hoặc nâng vật nặng, va đập là các lý do chủ yếu cho vết bầm tím. Khi các mạch máu của bạn đã yếu thì việc hoạt động thể chất khiến các mao mạch khỏe nhất cũng bị tổn hại. Do đó, việc tập thể dục khi chưa dãn cơ hoặc lúc cơ thể mệt mỏi sẽ khiến sức khỏe xuống cấp.
Ngay cả trẻ em cũng có thể bị bầm tím ở vai vì cặp sách quá nặng. Những vết bầm như vậy không nguy hiểm lắm nhưng đó là một minh chứng cho việc bạn đang làm quá sức.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lưu thông máu, do đó, những vết bầm cũng dễ xuất hiện. Bạn có thể thấy những vết bầm tím xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường.
Các triệu chứng khác của căn bệnh này có thể là thường xuyên cảm thấy khát nước, vết thương lâu lành hơn, thị lực kém và xuất hiện những đốm trắng trên da.
Uống thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc có chứa sắt hoặc thuốc chống hen trong thời gian dài, sẽ làm suy yếu mạch máu, giảm khả năng đông máu và gây ra những vết bầm tím dưới da.
Các bệnh về máu
Các bệnh về máu và mạch máu có thể gây ra các vết bầm tím như rối loạn đông cầm máu, giảm tiểu cầu hoặc bệnh bạch cầu... Đừng trì hoãn việc đến bệnh viện, đặc biệt nếu bạn nhận thấy các triệu chứng đáng lo ngại khác như đau và sưng chân, chảy máu nướu răng, các mao mạch nhỏ trên cơ thể hoặc chảy máu cam.
Nên nhớ: Thông thường, vết bầm sẽ mờ dần hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau khi bị thương. Vì vậy, nếu bạn thấy bất kỳ màu nào khác với màu đã mô tả hoặc nếu vết bầm tím không biến mất 2 tuần sau khi bạn bị chấn thương thì hãy đến ngay bác sĩ để có lời tư vấn chính xác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh