Nếu ở "thời điểm vàng" này bạn ăn một bắp ngô sẽ vừa làm đẹp da, vừa sống khỏe nhưng có 4 nhóm người tuyệt đối đừng ăn
Kho thịt cá bằng đường, thắng khi nào thì nguy hiểm đến sức khỏe? / Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu rất nhiều người chưa biết
Trải qua một hành trình lịch sử rất dài, dù có biết bao món ngon xuất hiện thì ngô vẫn là nguồn thực phẩm cần thiết của người Việt Nam.
Khi ở ngoài vỉa hè, ngô nướng, ngô luộc được liệt vào trong danh sách những món đặc sản. Còn ở trong nhà hàng sang trọng, ngô luôn là nguyên liệu cần thiết để chế biến các món ăn đắt tiền của cả Âu lẫn Á. Trong Đông y, ngô còn được sử dụng như một loại thuốc.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Đông y sử dụng ngô để áp dụng nhiều bài thuốc như: Trị mất ngủ, khó ngủ. Lợi tiểu, giảm huyết áp. Chữa yếu sinh lý. Cải thiện những chứng bệnh dạ dày. Chữa viêm thận, viêm bàng quang. Làm đẹp da, bổ cho tóc...
Ngoài ra, ngô còn chứa nhiều chất béo, chất xơ, protein, carbohydrate... hàm lượng vitamin của ngô gấp từ 5-10 lần gạo, lúa mì.
Ngô dù bổ dưỡng nhưng nhất định phải ăn cho đúng thì mới có thể hấp thụ mọi dinh dưỡng tuyệt vời của nó, bằng không sẽ khiến sức khỏe bạn trở nên trầm trọng hơn. Trước khi ăn ngô bạn cần biết: Thời điểm vàng để ăn và những đối tượng không nên ăn nó.
1. Thời điểm vàng bạn nên ăn một bắp ngô trong ngàyTheo các chuyên gia, ngô là thực phẩm rất thích hợp để ăn sáng vì lúc này nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao, lượng cellulose có trong ngô có tác dụng kích hoạt đường tiêu hóa hoạt động.
Hơn nữa, ngô cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để bắt đầu làm việc trong một ngày dài, nó được xem như một loại thực phẩm lành mạng, bổ dưỡng trong buổi sáng.
2. Ngô ngon bổ nhưng có 4 nhóm người không nên ănNgô là thực phẩm ngon bổ, được công nhận cả trong Đông y lẫn Tây y nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) có một số nhóm người sau không nên ăn nó:
Người có chức năng tiêu hóa kém
Ngô vốn là thực phẩm chứa tỷ lệ tinh bột cao, hạt lại cứng vì thế nếu đang có chức năng tiêu hóa kém mà ăn nhiều ngô sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu.
Bệnh nhân tiểu đường
Ngô có chứa lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế theo lương y, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải tránh ăn ngô.
Người thiếu canxi, sắt
Nếu đang trong tình trạng thiếu canxi hoặc sắt, bạn đặc biệt không nên ăn ngô bởi trong những loại lương thực thô như ngô có chứa nhiều chất xơ và axit phytic, khi kết hợp với nhau có thể tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.
Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ vốn có chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, chính vì vậy nếu để trẻ ăn thực phẩm nhiều chất xơ như ngô sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
Lưu ý
Khẩu phần ăn ngô dành cho một người lớn, khỏe mạnh là một bắp ngô. Người đang có bệnh hoặc gặp bất cứ phản ứng phụ nào sau khi ăn ngô cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định sử dụng món này thường xuyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tôi và chồng ly hôn được 2 năm nhưng vẫn hay đưa cháu về chơi với ông bà nội
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
Loại lá ở trong vườn người Việt Nam hay có nhưng nước ngoài bán giá 6 triệu đồng/kg, vừa chữa ho lại mát gan
Vỏ bưởi không chỉ có tác dụng khử mùi hôi mà còn có 3 công dụng tuyệt vời, bây giờ mới biết cũng chưa muộn nhé!
Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn
Mẹ chồng đòi lại 4 cây vàng cho con dâu trong đám cưới