Uống nước râu ngô, bạn nhất định phải biết điều này
Nộp cho mẹ chồng 2 cây vàng cưới, nửa năm sau bà trả hẳn 4 cây khiến tôi căm hận / Chồng “hiện nguyên hình” sống bẩn sau khi kết hôn, vợ định buông bỏ nhưng thử “dạy dỗ” và kết quả vô cùng bất ngờ
Mất nước cơ thể vì uống quá nhiều
Vào những ngày nắng nóng vừa qua, thấy người cháu đích tôn nổi đầy rôm, ngứa ngáy khó chịu, bà Nguyễn Thị Bé (ở Hà Nội) nghe hàng xóm mách đã cất công đun nấu hết râu ngô lại mã đề, rễ chanh cho cháu uống cả ngày thay nước lọc. Được vài ba ngày, thấy cháu trai thường xuyên mệt mỏi, ít vận động, bà đưa cháu đi kiểm tra. Khi đó, bà mới tá hỏa biết cháu phải nhập viện vì “mất nước”. Bác sỹ cho hay, vì cháu trai bà uống quá nhiều loại nước có tác dụng lợi tiểu như râu ngô dẫn đến việc thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều cộng với thời tiết nắng nóng ra nhiều mồ hôi dẫn tới mất nước cho cơ thể.
Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do râu ngô có tác dụng lợi tiểu rất tốt nên khi trẻ nhỏ uống nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trẻ tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, gây mất nước cho cơ thể. Râu ngô có tác dụng lợi niệu làm tăng lượng nước tiểu gấp 3-5 lần, tăng tiết mật và giảm lượng bilirubin trong máu.
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy kinh thận, bàng quang có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Những trường hợp mắc bí tiểu, phù nề dùng rất tốt.
Lương y Quốc Trung cho biết thêm, hiếm có loại thực vật nào chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như râu ngô. Không chỉ có tác dụng làm trà giải khát, hạ nhiệt mùa hè, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống ôxy hóa tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào.
Râu ngô có chứa các vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, C… các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng làm tăng lượng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng. Ngoài ra, nó còn làm hạ đường huyết, làm máu chóng đông. Tỷ lệ các loại muối kali, canxi cao nên uống nước râu ngô không sợ mất các muối khoáng.
Trong y học, râu ngô vẫn được biết đến với tác dụng chữa viêm túi mật, viêm gan và có thể phối hợp với vitamin K để cầm máu. Sử dụng thường xuyên nước luộc râu ngô cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat. Bên cạnh đó, còn giúp ngăn chặn các lần đi tiểu lắt nhắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt. Nhờ tác dụng lợi tiểu mà râu ngô cũng có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.
Chỉ nên uống liên tục trong vòng 10 ngày
Theo Lương y Quốc Trung, dùng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe. Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu từ việc người dân phun nên khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt cần rửa thật sạch.
Nhiều người có thói quen lấy râu ngô phơi khô dùng dần thay thế chè cũng rất tốt, song dùng râu ngô ở dạng tươi vẫn là tốt nhất vì chứa nhiều dưỡng chất hơn. Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo…
Các chuyên gia cũng khuyên, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali... Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.
Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ râu ngô Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu: Mỗi ngày lấy 10-20g râu ngô sắc lấy nước uống. Hoặc cho vào 200ml nước sôi, đun cách thủy 30phút lấy nước hãm. Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ. Trị tiểu đường: Mỗi ngày dùng 40 - 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp cùng với các vị như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… để tăng hiệu quả. Nhiễm trùng tiết niệu: Râu ngô, rau má, mã đề, ý dĩ, sài đất 8-10 g nấu sôi trong 1 lít nước, chia ra uống trong ngày, uống liền một tuần lễ. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp