Đời sống

Nếu tâm vững như núi thì sợ gì gió lớn

Nếu tâm như ngọn cỏ thì gió thổi là lay, nhưng tâm vững như núi thì gió nào lay chuyển được.

Sống không thảnh thơi chẳng phải do bạn nghèo / 'Lòng tin như trang giấy trắng, vò nát rồi có cố gắng thế nào cũng không thể vẹn nguyên như ban đầu'

Câu chuyện về Đức Phật dưới đây sẽ cho chúng ta một bài học sâu sắc để giữ vững tâm tính và làm chủ bản thân mình.

Một hôm, Đức Phật đang trên đường đi hóa duyên thì ngang qua một ngôi làng, đột nhiên có một toán người kéo đến tìm Ngài và nói những lời hết sức vô lễ thậm chí rất xấu xa bẩn thỉu.

Đức Phật chỉ im lặng lắng nghe, sau khi họ nói xong mới ôn tồn bảo: “Cảm ơn các vị đã tới tìm tôi, nhưng tôi đang có việc phải đi ngay, người dân làng bên còn đang đợi tôi, tôi phải đến đó đã. Ngày mai khi xong việc tôi sẽ có đủ thời gian, lúc đó nếu như các vị còn điều gì muốn nói với tôi thì chúng ta sẽ gặp lại nhau được không?”.

Ảnh minh họa.

Toán người sau khi nghe xong thì không tin nổi vào tai mình, họ đồng loạt kinh ngạc: “Chuyện gì xảy ra với người này vậy?”. Một người trong số đó liền hỏi Đức Phật: “Chẳng lẽ ông không nghe thấy chúng tôi nói gì sao? Chúng tôi nói ông không ra gì cả, vậy mà ông lại không phản ứng gì hết?”.

Đức Phật nói: “Nếu các vị muốn tôi phản ứng lại thì quá muộn rồi, các vị phải quay về mười năm trước thì mới thấy được tôi phản ứng. Nhưng mười năm nay tôi đã không còn bị người khác điều khiển, tôi không còn là một nô lệ nữa, tôi là chủ của bản thân mình. Tôi chỉ dựa vào việc mình cần làm chứ không chạy theo phản ứng của người khác”.

Đúng vậy! Chỉ cần là đang làm việc mà bản thân cần làm, nếu như có người tức giận hay sỉ nhục bạn thì đó chẳng qua là vấn đề của anh ta. Bởi vì anh ta muốn nói thế nào, muốn làm ra sao thì đó là đạo đức tu dưỡng của anh ta, bạn có thể làm được gì sao?

Nếu chúng ta đang hài lòng với cuộc sống của chúng ta, hài lòng với những gì chúng ta có, hài lòng với những gì chúng ta làm, hài lòng với cách chúng ta hưởng thụ cuộc sống, đang cảm thấy bình an, thoải mái thì rõ ràng không cần phải nghĩ tới việc làm chủ bản thân của chúng ta.

 

Nhưng nếu chúng ta thấy nhiều việc xảy ra không có như ý. Nhiều thứ chúng ta muốn thì chúng ta lại không đạt được, chúng ta không hưởng được những gì chúng ta muốn, hay chúng ta cũng không hưởng được những gì chúng ta có, chúng ta thực hiện nhiều hành động mà thực sự chúng ta không muốn thực hiện, những hành động gây tổn hại cho chúng ta. Thì chúng ta mới cần nghĩ tới việc làm chủ bản thân của chúng ta.

Nếu tâm vững như núi thì sợ gì gió lớn - Ảnh 2

Chúng ta đang biết rõ chúng ta làm gì, biết rõ chúng ta đang muốn gì, biết rõ mục đích của việc chúng ta làm, và biết rõ tiến độ của nó đang đi tới đâu.

Chúng ta vẫn thoải mái kiên nhẫn khi những điều chúng ta mong muốn vẫn chưa tới với chúng ta trong sự nhẹ nhàng, thoải mái khi cần chờ đợi và kiên nhẫn.

Thoải mái và bình an khi hưởng thụ những gì chúng ta đang có.

 

Đón nhận những điều tốt đẹp tới với chúng ta 1 cách an tâm và thoải mái.

Từ chối nhận những gì chúng ta không muốn 1 cách bình an. Vì đón nhận những gì chúng ta không muốn – dù những người khác muốn – thì luôn là nhận rác về nhà. Chúng ta sẽ phải tốn thêm tiền bạc hoặc công sức để đem đổ bỏ nó đi.

An tâm thực hiện những kế hoạch đạt tới những điều tốt đẹp hơn cho chúng ta.

Chúng ta không làm hại bản thân mình. Không nghĩ tới hay thực hiện những điều làm đau bản thân chúng ta, làm hủy hoại tài sản hay những mối quan hệ tốt đẹp của chúng ta.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm