Đời sống

Ngâm chân nước ấm cực tốt nhưng 'đại kỵ' với những người sau

Ngâm chân nước ấm giúp kích thích tuần hoàn máu, khí huyết điều hòa, kích thích các huyệt vị giúp điều trị các triệu chứng khó chịu như đau đầu, tinh thần mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ… Tuy nhiên với môt số người, ngâm chân nước ấm lại có thể gặp nguy hiểm.

6 triết lý sống của người khôn ngoan: Đọc để thấy vì sao bản thân chưa thể sống một đời nhẹ nhàng / Kiểu lông mày hợp với mặt tròn giúp nàng thêm may mắn

Ngâm chân bằng nước ấm không phải do y học hiện đại bây giờ mới phát hiện ra, mà từ lâu trong Trung y đã có những bài thuốc và cách chữa bệnh thông qua phương pháp này, nhưng có lẽ nó chưa thực sự được phổ biến. Lịch sử Trung Quốc chứng minh hoàng đế Càn Long, Từ Hi Thái hậu… là những người thường xuyên dùng liệu pháp ngâm chân. Với Từ Hi, bà ta tùy chỉnh nước ngâm chân theo mùa.

Vì vậy, ngâm chân sẽ giúp chúng ta có ba lợi ích sau: Cải thiện lưu thông máu; giảm bớt việc đau đầu; giúp giấc ngủ sâu hơn.

Những người không nên ngâm chân nước ấm:

Trẻ trong giai đoạn dậy thì

Trẻ em trong giai đoạn dậy thì, các chức năng của cơ thể vẫn chưa ổn định cũng không nên ngâm chân.

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.

Bị bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều.

Ngâm chân nước ấm cực tốt nhưng đại kỵ với những người sau - ảnh 1

Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.Vì thời gian ngâm chân lâukhiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Suy giãn tĩnh mạch

Những người bị suy giãn tĩnh mạch cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh. Điều này làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.

Người có sức khỏe yếu

Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp.

Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.

Ngoài các nhóm này, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema... cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.

Vì thời gian ngâm chân lâukhiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.

Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.

Ngâm chân nước ấm cực tốt nhưng đại kỵ với những người sau - ảnh 2 Những người bị tiểu đường ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều. Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi ngâm chân cùng nước nóng:

Thứ nhất, các bạn cần chú ý nhiệt độ nước ngâm chỉ nên để từ 40℃ ~ 45℃, bởi nếu ngâm nước nóng quá sẽ có hại cho tim mạch và não, hơn nữa nếu nóng quá dễ làm bỏng chân và gây nứt nẻ da chân.

Thứ hai, chú ý thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15 ~ 30 phút, Khi ngâm bàn chân, máu sẽ dồn xuống hai chi, nếu kéo dài, có thể gây ra thiếu máu cung cấp cho não.

Để tận dụng những lợi ích sức khỏe của liệu pháp ngâm chân nước ấm, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Bạn hãy tìm một chiếc chậu rộng đủ lớn để đặt hai bàn chân một cách vừa vặn, thoải mái rồi đổ nước ấm vào đầy chậu.

Bước 2: Bạn có thể cho bất kỳ thứ gì mình muốn để giúp thư giãn bàn chân như bột nở, muối, tinh dầu… rồi khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn.

Bước 3: Bạn hãy dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước trước. Nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, bạn có thể điều chỉnh bằng cách đổ thêm nước vào thau.

Bước 4: Bạn hãy lót một chiếc khăn xuống sàn nhà và đặt thau nước lên trên để tránh nước tràn ra ngoài.

Bước 5: Bạn hãy đặt hai bàn chân vào thau nước ấm và ngồi thoải mái từ 5–15 phút. Tránh ngâm chân lâu hơn vì có thể làm khô da chân.

Bước 6: Bạn hãy nhấc chân ra và lau khô bằng khăn bông mềm. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm bàn chân để tránh khô, nứt da.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm