Đời sống

Ngành thời trang xa xỉ nịnh nhóm siêu giàu

Nhiều thương hiệu thời trang cao cấp đang hướng sự phục vụ của mình đến thanh thiếu niên từ 13 tuổi và nhóm siêu giàu – những khách quen có mức chi tiêu cao.

Top 10 thực phẩm quen thuộc có thể gây nguy hiểm / Đổ tỏi vào lọ giấm rồi ngâm theo cách này, bạn đã có “thần dược” chữa bách bệnh, ai không biết quá đáng tiếc

Nhiều chuyên gia dự đoán ngành thời trang đắt đỏ sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023. Ảnh minh họa: The New York Times.

Năm 2022, thị trường hàng xa xỉ đạt giá trị 353 tỷ euro, hồi sinh ngoạn mục khi phần lớn các hạn chế về Covid-19 được nới lỏng tại các quốc gia.

Cổ phiếu các thương hiệu lớn tăng vượt trội trong 6 năm liên tiếp, những người mua sắm cũng thoải mái chi tiêu hơn nhờ rủng rỉnh tiền tiết kiệm sau giãn cách xã hội, theo các nhà phân tích tại Citi và Bain, hai công ty tư vấn quản lý tài chính tại Mỹ.

Tuy nhiên, theo CNA, các thương hiệu xa xỉ đang phải chuẩn bị cho sự suy thoái vào năm 2023. Những bất ổn về kinh tế, giá năng lượng, lãi suất tăng cao… sẽ tác động không nhỏ đến nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Tập trung vào phân khúc siêu giàu

Theo McKinsey, Công ty tư vấn chiến lược quản trị toàn cầu cho các tập đoàn, chính phủ và tổ chức đa quốc gia, ngành thời trang đang chuẩn bị cho sự sụt giảm doanh số trong năm 2023.

 

Tuy vậy, lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng dù chậm hơn so với năm 2022.

Cụ thể, mức độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thời trang sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch và khả năng phục hồi của thị trường Mỹ.

Claudia D’Arpizio, nhà phân tích tài chính tại Bain, cho biết quyết định nới lỏng hoạt động đi lại trong và ngoài nước của Trung Quốc có thể dẫn đến doanh số bán hàng tăng 6-8% trong năm nay.

Đặc biệt, Nhật Bản có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất khi người Trung Quốc tận dụng việc đồng yên giảm giá để mua các sản phẩm xa xỉ.

hang hieu anh 1

Các thương hiệu sẽ tập trung vào nhóm siêu giàu và thế hệ thanh thiếu niên. Ảnh minh họa: The New York Times.

 

Các thương hiệu và nhà bán lẻ cho biết những người mua hàng hiệu thường xuyên tại Mỹ đã suy giảm. Tuy nhiên, nhóm người giàu nhất thế giới, chiếm 40% trong tổng số khách hàng mua sắm hàng hiệu, vẫn sẵn sàng chi hơn 2% tổng thu nhập của họ cho việc mua sắm.

Vì vậy, các nhãn hàng sẽ tiếp tục cạnh tranh, tập trung vào nhóm siêu giàu này bằng các chương trình, trải nghiệm độc quyền.

Đầu năm 2023, Balenciaga mở một cửa hàng ở Paris chỉ để phục vụ những vị khách đã chi tiêu nhiều nhất tại hãng. Trong khi đó, Chanel cũng đang lên kế hoạch làm điều tương tự ở châu Á trong năm nay.

Việc nới lỏng các quy định giãn cách xã hội đã khiến tầm quan trọng của việc mặc đẹp quay trở lại. Các thương hiệu thời trang cũng cho biết sẽ tập trung nhiều hơn vào thanh thiếu niên, những người mua hàng xa xỉ lần đầu tiên khi mới 13 tuổi.

Để tiếp cận đối tượng khách hàng này, các nhà mốt sẽ phải tiếp tục đầu tư vào các kế hoạch quảng cáo bằng trò chơi, metaverse… – những môi trường nhận được sự quan tâm của người trẻ tuổi.

 

Thích ứng

Giá của những chiếc túi xách phiên bản giới hạn từ Chanel, Louis Vuitton đã tăng hơn 20% trong 2 năm qua, nhưng các thương hiệu này vẫn dự kiến tăng giá những mặt hàng này cao hơn trong năm nay, đặc biệt tại thị trường châu Âu.

Từ khi đồng euro suy yếu, những món đồ xa xỉ tại đây có giá tương đối rẻ, điều này khiến các thương hiệu xa xỉ lo lắng.

Thomas Chauvet, nhà phân tích về thời trang cao cấp của Citi, cho biết giá hàng hiệu tại châu Âu có thể sẽ tăng 15% trong năm tới.

Các chuyên gia cũng phân tích việc khẳng định sự giàu có bằng quần áo hào nhoáng đã biến mất trong cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2009. Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu vào năm 2023, khi cảm giác hưng phấn hậu Covid-19 biến mất và người tiêu dùng trẻ đang phản đối những người nổi tiếng phô trương sự giàu có của họ trên mạng xã hội.

 

Điều này đòi hỏi các nhà mốt phải có chiến lược mới để định vị khách hàng.

hang hieu anh 2

Sự phô trương giàu có bằng quần áo, trang sức xa xỉ có thể hạ nhiệt. Ảnh minh họa: The New York Times.

Năm 2023 cũng sẽ chứng kiến những gương mặt mới xuất hiện khi các Giám đốc sáng tạo mới về Gucci, Louis Vuitton, Tom Ford… Trong khi đó, các công ty thuộc quyền sở hữu của gia đình sẽ giao trách nhiệm cho những thế hệ thừa kế tiếp theo.

Tháng 12/2022, Antoine Arnault, con trai của chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành LVMH, Bernard Arnault, đã được bổ nhiệm vị trí Giám đốc điều hành của Christian Dior.

 

Tương tự, Prada bổ nhiệm Andrea Guerra làm Giám đốc điều hành tập đoàn tạm thời trong khi chờ Lorenzo Bertelli, con trai của CEO Miuccia Prada, được lên vị trí chính thức.

Có thể thấy năm 2023 sẽ là một năm khó khăn đối với lĩnh vực thời trang xa xỉ, tuy nhiên vẫn có những triển vọng dài hạn.

Theo Bain, doanh số bán hàng của ngành được dự báo sẽ tăng 60% từ năm 2022 đến 2030 nhờ số lượng người mua sắm tăng mạnh tại các thị trường Ấn Độ, Mexico, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm