Đời sống

Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp

Các mối quan hệ tích cực nơi công sở có thể trở thành chìa khoá để bạn mở ra những cơ hội và thành công trong sự nghiệp.

Linh dương đầu bò bỏ mạng trước sư tử vì… ‘cú ôm cua gấp’ / Cây sâm đất có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Chúng ta dành phần lớn thời gian trong một ngày ở công ty, tiếp xúc cùng đồng nghiệp. Giữ mối quan hệ hoà hợp cùng những người xung quanh cũng là cách để bạn tạo ra môi trường làm việc tích cực, lành mạnh và thoải mái. Cùng khám phá những nguyên tắc quan trọng dướiđâyđể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở.

1. Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Trước khi bắt đầu quá trình xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, bạn cần hiểu rõ những thế mạnh cũng như hạn chế của bản thân. Bạn có phải là một người biết lắng nghe, giỏi giao tiếp và thuyết phục người khác hay không? Hãy đánh giá những điều tích cực mà bản thân có thể mang lại cho những người xung quanh cũng như những hạn chế có thể gây khó chịu. Bằng cách này, chúng ta sẽ biết cách điều chỉnh hành vi của bản thân, phát huy những lợi thế và khắc phục những điều chưa phù hợp

2.Lên lịch trình rõ ràng

Đa phần thời gian của bạn tại chốn công sở là dành cho công việc. Điều này có thể khiến bạn khó dành thời gian tương tác cùng những đồng nghiệp khác. Nếu không biết cách sắp xếp và sử dụng thời gian, bạn sẽ dễ rơi vào những cuộc trò chuyện dài không điểm dừng làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc chính.

Ảnh minh hoạ.

Điều này không có nghĩa bạn phải tập trung 100% vào công việc mà phớt lờ mọi mối quan hệ xung quanh. Đơn giản có thể chỉlàkhoảng thời gian nghỉ trưa, 10 phút trước khi bắt đầu làm việc hoặc một thời gian nghỉ ngơi nào đó giữa giờ làm mà bạn tự đề ra. Ngoài ra, nhiều công ty cũng thường tổ chức các buổi đi chơi cuối tuần, sau giờ làm việc hoặc vào các dịp đặc biệt. Hãy tranh thủ nắm lấy cơ hội “làm thân” với những người xung quanh.

3.Đặt câu hỏi và lắng nghe

Việc đặt câu hỏi và tích cực lắng nghe không chỉ cho phép bạn hiểu thêm về đồng nghiệp của mình mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ. Khi bạn đặt câu hỏi về cuộc sống cá nhân, những dự định và mục tiêu của họ, bạn đang thể hiện sự quan tâm với đồng nghiệp. Đồng thời, hãy cho họ cơ hội chia sẻ chi tiết về cuộc sống cá nhân trước khi bạn chia sẻ câu chuyện của mình. Hãy lắng nghe họ một cách chân thành. Đồng nghiệp của bạn sẽ thấy được tôn trọng hơn.

Bằng cách đặt câu hỏi và khuyến khích giao tiếp cởi mở, đồng nghiệp của bạn sẽ cho rằng bạn là một người giao tiếp tốt. Họ có nhiều khả năng tìm đến bạn hơn khi cần ai đó lắng nghe, quan tâm và chia sẻ.

4.Cố gắng giúp đỡ

 

Nếu bạn cảm thấy đồng nghiệp đang quá tải vì công việc hoặc phải vật lộn với một khó khăn nào đó, hãy cố gắng giúp đỡ trong khả năng của bạn. Họ sẽ cảm thấy rất biết ơn và nhanh chóng có thiện cảm với bạn. Mọi người sẽ đánh giá cao cũng như có những nhận định tốt về bạn.

Ảnh minh hoạ.

Và nhiều khả năng khi bạn lâm vào hoàn cảnh khó khăn tương tự sau này, sẽ có những người luôn sẵn sàng giúp đỡ.

5.“Nhờ vả” đúng lúc

Điều này không có nghĩa bạn không có khả năng hoàn thành một mình. Bạn không cần thiết phải tạo ra vỏ bọc mạnh mẽ cho bản thân. Sự “nhờ vả” hợp lý sẽ cho bạn và đồng nghiệp cơ hội tương tác trực tiếp với nhau. Nhất là với những người bạn từng giúp đỡ trước kia. Việc hai bạn cùng giúp đỡ nhau sẽ xác lập một mối quan hệ khăng khít. Đối phương sẽ coi bạn như một “đồng minh” đáng tin cậy nơi công sở.

6.Đánh giá cao vai trò của mọingười

 

Đây là cách để khiến những người xung quanh luôn thấy được tôn trọng. Hãy hiểu rõ vai trò, vị trí của từng người, hiểu những khó khăn mà họ đang phải đối mặt và đánh giá cao giá trị họ mang lại. Khi một vấn đề gì xảy ra, hãy tìm cách giải quyết trước khi đổ lỗi cho một cá nhân, bộ phận nào đó trong công ty. Đừng chỉ vì một khiếm khuyết nào đó mà phủ nhận mọi năng lực và khả năng của những người xung quanh.

7.Giữ lời hứa

Việc xây dựng lòng tin với những người xung quanh rất quan trọng. Chỉ hứa khi bạn có khả năng thực hiện và một khi đã cam kết, hãy cố gắng thực hiện nó đến cùng. Điều này giúp những người xung quanh tin tưởng và dễ giao cho bạn những công việc quan trọng. Đơn giản vì họ không cần dè chừng với những hoài nghi như: Liệu bạn có làm được hay không? Lòng tin giúp họ biết có thể dựa vào bạn.

Trong trường hợp xảy ra tình huống phát sinh khiến bạn khó thực hiện cam kết ban đầu. Hãy thông báo điều đó đến người đã giao hoặc nhờ bạn việc đó sớm nhất có thể.

8.Giữ sự hiện diện của bạn

 

Ảnh minh hoạ.

Nguyên tắc này nghe có vẻ khó hiểu. Nhưng điều này có nghĩa là đừng để bản thân trở nên mờ nhạt trong một tập thể. Bạn có thể bận rộn vì công việc, đến mức phải hoàn thành báo cáo trong bữa trưa, hay trả lời email khách hàng trong một cuộc họp nhóm sôi nổi. Tuy nhiên những việc làm này chỉ khiến mọi người dần “quên” đi sự tồn tại của bạn, ngăn cản bạn có mặt trong những cơ hội tương tác cùng mọi người./.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm