Đời sống

Ngó xuống bàn chân thấy có “điểm lạ” này hãy cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm

Khi thấy bàn chân có những dấu hiệu sau đây là lời cảnh báo cho bạn biết dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Cách detox cho làn da trong 7 ngày giúp da sáng khỏe, mịn màng căng bóng / 3 loại gạo chứa chất "kịch độc", trắng thơm đến mấy cũng không được mua

Bàn chân khô và nứt nẻ

Một người nếu thấy bàn chân của mình khô và nứt nẻ là do bệnh ngoài da. Tuy nhiên, da chân cũng liên quan mật thiết đến nội tiết của cơ thể. Lúc nào bạn cần đi khám ngay bởi dấu hiệu này chứng tỏ rằng tế bào gan bị tổn thương sẽ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết, từ đó da trở nên vàng sẫm, da chân bị khô, thường xuyên bị bong tróc, nứt nẻ vàng da.

Tê chân

Những người mắc chứng tê chân tay thường là bạn có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường, hoặc xương khớp. Lúc này bạn cần đi kiểm tra sức khỏe sớm nhất có thể để điều trị sớm sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Chuột rút

Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng bị chuột rút chân tay thì đây có thể là dấu hiệu dây thần kinh bị chèn ép. Hoặc đó có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu đi khoáng chất như kali, magie và canxi cũng có thể khiến cơ bắp bị co rút.

Mắt cá sưng

Mắt cá chân và bàn chân bị sưng có thể là dấu hiệu mạnh của huyết khối tĩnh mạch sâu nếu chúng kèm cơn đau. Cục máu đông chặn dòng máu và có khả năng gây tử vong nếu nó di chuyển đến phổi. Điều quan trọng là phải được khám sưng để loại trừ tình trạng nghiêm trọng như bệnh tim, gan hoặc thận.

whatisdropfoot750x5002017112812461514031823534_DMWF
Ảnh minh họa

Màu sắc của ngón chân

Màu sắc các ngón chân ở những người khỏe mạnh thường có màu hồng, không quá đỏ, không trắng nhợt, ngón chân không có hình dạng bất thường và không nhăn nheo. Nếu bạn quan sát thấy màu sắc của ngón chân bị chuyển sang màu trắng, sau đó hơi xanh và tiếp tục thành màu đỏ, cuối cùng quay trở lại với màu ban đầu thì rất có thể bạn bị mắc hội chứng bệnh Raynaud. Căn bệnh này xảy ra là do các động mạch bị thu hẹp một cách đột ngột, hay còn gọi là chứng co mạch. Raynaud cũng có thể liên quan đến bệnh Sjögren, viêm thấp dạng khớp hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

Nếu ngón chân bị nhăn nheo hoặc không đầy đặn chính là biểu hiện của một cơ thể có sức đề kháng kém và hoạt động lưu thông máu đang bị cản trở.

Màu sắc lòng bàn chân

Trong lòng bàn chân của chúng ta có rất nhiều huyệt quan trọng, có kết nối đặc biệt với các cơ quan nội tạng trong cơ thể như tim, gan, thận hoặc dạ dày. Chính vì vậy, chỉ cần dựa vào màu sắc của lòng bàn chân, bạn có thể biết mình đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Nếu lòng bàn chân có màu hồng nhuận thì cho thấy sức khỏe của bạn rất tốt. Ngược lại, lòng bàn chân có màu quá đỏ hoặc chuyển sang trạng thái trắng bệch thì nguy cơ cao bạn đang mắc phải các vấn đề nhất định về sức khỏe, cụ thể là:

Lòng bàn chân có màu xanh: cơ thể thuộc tính hàn, rất dễ bị lạnh chân vào mùa đông hoặc toát mồ hôi lạnh vào mùa hè.

Lòng bàn chân có màu quá đỏ: cơ thể bạn đang bị nóng trong, lúc này bạn nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng giải độc, mát gan để cải thiện.

 

Lòng bàn chân có màu vàng: mắc bệnh gan

Lòng bàn chân có màu đen hoặc tím: lưu thông máu kém

Lòng bàn chân có màu trắng: cơ thể bị thiếu máu, suy nhược hoặc có tính hàn.

Đau gót chân

Triệu chứng đau gót chân xảy ra là doviêm cân gan chân- tình trạng cơ gân bàn chân bị sưng (viêm). Các cơn đau thường dữ dội nhất vào buổi sáng khi bạn mới thức dậy và có thể gây ra các áp lực lên bàn chân, khiến việc đi lại trở nên đau đớn và khó khăn hơn. Một số nguyên nhân gây đau gót chân ít phổ biến hơn, bao gồm nhiễm trùng xương,gãy xương, khối u ở xương hoặc gai xương gót chân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm