Đời sống

Ngủ dậy thấy khô và đắng miệng, có thể bạn đang mắc phải 1 trong 5 căn bệnh này

Sau khi thức dậy nếu bạn cảm thấy khô và đắng miệng thì đừng cho đó là bình thường. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết của 1 trong 5 căn bệnh này.

Tôi định đóng cửa phòng đi ngủ thì mẹ chồng đưa cho chai nước mắm bảo mang vào giường, biết lý do mà tôi chết sững / Chuyên gia mách mẹ tuyệt chiêu giúp con ngủ ngoan suốt đêm, tránh tình trạng ngủ ngày cày đêm

Bệnh răng miệng

Nếu miệng đắng, khô và có mùi hôi sau khi thức dậy thì đó có thể là biểu hiện của bệnh răng miệng. Một số bệnh răng miệng thường gặp có thể dẫn đến triệu chứng này là viêm nha chu, viêm nướu,…

Bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, đi khám nha sĩ để kịp thời phát hiện và xử lý bệnh về răng miệng.

Bệnh gan

Nếu như có bất thường ở gan thì khi ngủ dậy bạn có thể cảm thấy khô miệng và hôi miệng. Bên cạnh đó, đắng miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan đang âm thầm phát triển trong cơ thể.

Gan đóng vai trò số một trong việc lọc các độc tố. Nếu gan bị tổn thương đồng nghĩa với việc các độc tố không được lọc sẽ tồn tại trong cơ thể và biểu hiện lên ở các bộ phận và cả ở miệng.

Vì vậy bạn nên chú ý bảo vệ gan bằng cách ăn uống hợp lý, tránh bị nhiễm độc, không nên uống rượu, chú ý ngủ đúng giờ,…

Ảnh minh họa.

Bệnh dạ dày

Khô miệng, đắng miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày. Đây có thể là hệ quả của các tổn thương trong dạ dày hoặc do viêm dạ dày trào ngược. Triệu chứng khác đi kèm ở những người bị trào ngược dạ dày là hôi miệng, khô miệng kèm mùi hôi.

Nếu có biểu hiện bất thường này thì bạn nên đi khám sớm, chú ý ăn uống và giữ sức khỏe để tránh bị viêm loét quá nặng.

Nếu là trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể có các triệu chứng đi kèm như ho, đau rát họng, đau ngực,… rất dễ nhầm với các bệnh khác.

Bệnh thực quản

 

Một số bệnh ở thực quản như viêm thực quản trào ngược, ung thư thực quản cũng có thể gây nên hiện tượng khô đắng miệng kèm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Vấn đề thường gặp nhất là khô miệng, hôi miệng, đắng miệng.

Nếu để lâu ngày không chữa trị có thể dẫn đến loét hoặc ung thư thực quản rất nguy hiểm. Vậy nên bạn cần đi khám kịp thời để điều trị bệnh.

Bệnh thận

Ở giai đoạn nặng, bệnh thận cũng có thể gây khô miệng, đắng miệng. Nguyên nhân là do chất độc không được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể gây các phản ứng trong khoang miệng.

Bên cạnh việc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bệnh thì bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm bớt các triệu chứng đau, khô và đắng miệng:

 

- Uống vitamin C.

- Cải thiện chế độ ăn uống.

- Uống nước quả lê.

- Uống nhiều nước hơn.

- Ăn hạt sen.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm