Đời sống

Ngủ ở nhiệt độ phòng bao nhiêu thì cơ thể khỏe mạnh?

Nhiệt độ phòng khi ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tâm trạng sau khi thức dậy.

5 tác dụng 'vàng' của hành lá đối với sức khỏe mà nhiều người chưa biết đến / Không ăn sáng đều đặn bạn sẽ gặp vấn đề khôn lường với sức khỏe

Tác dụng khi ngủ ở nhiệt độ phòng thích hợp

Dễ ngủ hơn

Ngủ ở nhiệt độ phòng bao nhiêu thì cơ thể khỏe mạnh?

Nhiệt độ phòng ngủ nên dao động từ 15,5-20 độ C.

Chúng ta thường ngủ khi nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm, vì vậy bằng cách giữ cho phòng ngủ mát hơn, bạn đã hướng cơ thể mình theo bản năng tự nhiên để ngủ, thôi thúc bạn ngủ nhanh hơn.

Phòng ngủ quá nóng sẽ chặn tín hiệu đó và khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để ngủ thiếp đi. Theo phân tích của ông, nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn phạm vi đó, bạn sẽ dễ bị thao thức và khó ngủ hơn, theo Science Times.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Nhiệt độ cơ thể chạm đáy ngay trước khi ngủ, và sẽ tăng lên một cách tự nhiên khi đến gần giờ thức dậy. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể này có thể khiến mọi người cảm giác nóng nực khi ngủ. Họ sẽ thức dậy vào giữa đêm ướt đẫm mồ hôi, làm giấc ngủ bị gián đoạn.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy những người bị mất ngủ thường có nhiệt độ cơ thể ấm hơn trước khi chìm vào giấc ngủ so với người bình thường.

 

Nếu bạn giữ cho phòng ngủ mát hơn và duy trì nhiệt độ suốt đêm, chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện, đồng thời chữa được chứng mất ngủ.

Phòng ngủ mát hơn khuyến khích một giấc ngủ yên bình hơn, theo nghiên cứu của Đại học Nam Úc (Úc).

Chống lão hóa

Nhiệt độ phòng ngủ thích hợp cũng có thể giúp bạn trông trẻ hơn, vì khuyến khích cơ thể sản xuất melatonin. Ngoài việc thúc đẩy giấc ngủ, melatonin còn là một loại hoóc môn chống lão hóa mạnh mẽ.

Vì melatonin là một chất chống ô xy hóa mạnh mẽ với khả năng vượt qua hàng rào máu não, nên nó có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chống lão hóa não.

 

Cải thiện mức Melatonin trong cơ thể

Những lợi ích khác của việc tăng sản xuất melatonin là chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, tăng cường tâm trạng, giảm cân, chống ung thư và tăng sức khỏe não bộ.

Ngăn ngừa bệnh chuyển hóa

Một nghiên cứu còn nhận thấy việc ngủ trong phòng mát có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường. Những người tham gia trong thử nghiệm ngủ trong phòng mát hơn, đã đốt cháy nhiều calo hơn và cũng tăng gấp đôi lượng chất béo nâu, hoặc chất béo tốt, trong khi cho phép cơ thể lưu trữ ít calo hơn. Theo thời gian, sự kết hợp đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa, theo Science Times.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

 

Việc sản sinh chất béo nâu tăng lên ở nhiệt độ lạnh hơn cũng làm tăng độ nhạy insulin, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nhiệt độ ngủ lạnh hơn cũng thúc đẩy xử lý glucose, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tăng cường tâm trạng

Ngủ trong phòng mát có thể tăng cường tâm trạng. Serotonin là chất tăng cường tâm trạng và cũng là tiền thân của melatonin, có nghĩa là melatonin được tạo ra từ nó. Khi có đủ cả hai loại hoóc môn này trong não, chúng ta sẽ ngủ ngon hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn. Giấc ngủ chất lượng tốt hơn cũng sẽ giúp giảm căng thẳng cả ngày, theo Science Times.

Nhiệt độ phòng ảnh hưởng đến giấc ngủ

Vào mùa đông, hầu như ai cũng muốn được "chui" vào chăn ấm trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, chúng ta thường thức giấc vài giờ sau đó vì cảm thấy khó chịu, đổ mồ hôi và vật lộn để quay lại giấc ngủ.

 

Nhiều người thậm chí phải mở cửa sổ hoặc bật quạt để có thể ngủ mỗi đêm, bất kể mùa nào, thời tiết nóng hay lạnh.

Cơ thể của con người thích mát vào ban đêm. Khi bắt đầu ấm lên, nó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Nhiệt độ tối ưu cho giấc ngủ là 15,5-20 độ C. Khi bạn ngủ, nó có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể tự nhiên.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm