Ngủ sau 12 giờ đêm cơ thể đối mặt với 6 căn bệnh cực nguy hiểm sau, số 5 ai cũng kinh sợ
Chồng cấm không được đụng tay vào việc nhà, vợ hí hửng nghĩ mình số hưởng, khi biết sự thật phía sau mới ngớ người với ông chồng ranh mãnh / 'So kè' khối tài sản khổng lồ của những streamer, hotgirl tuổi Tý: Người sở hữu loạt đồ hiệu đắt đỏ, người tậu 'xế hộp' tiền tỷ và căn hộ cao cấp ở tuổi 22
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, chuyên về lão khoa và gia đình (Viện Lão khoa Việt Nam) thì giấc ngủ say vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người.
Với phụ nữ, giấc ngủ không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn đóng vai trò quan trọng đối với làn da, sắc đẹp và vóc dáng.
Một người phụ nữ thường xuyên mất ngủ, hoặc thường xuyên đi ngủ muộn sẽ không bao giờ có được làn da đẹp, họ sẽ già nhanh hơn và sở hữu làn da xấu tệ.
Ngủ sau 12 giờ đêm, cơ thể bị tàn phá như thế nào?
1. Bệnh tim mạch và mạch máu não
Những người thức khuya thường xuyên sẽ có mức huyết áp cao hơn người bình thường, bởi vì vào ban đêm, nếu bạn vẫn để cơ thể phải hoạt động, đầu óc tiếp tục ở trong tình trạng căng thẳng, dẫn đến tăng huyết áp.
Đồng thời, các vấn đề về tiêu hóa, hấp thu và rối loạn nội tiết bị ảnh hưởng bởi thức khuya sẽ chuyển thành béo phì. Chúng ta đều biết rằng, béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ cao đối với các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
2. Thừa cân và béo phì
Khi mọi người ngủ, cơ thể sẽ phân giải một chất gọi là "leptin", tạm hiểu là giúp cơ thể gầy đi hoặc hao phí bớt. Nếu bạn không ngủ vào thời gian này, cơ thể sẽ không có cơ hội tự gầy đi, lâu ngày sinh ra tích tụ mỡ, khiến bạn tăng cân, béo phì, không thể đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
3. Gây tổn thương gan
Khoảng thời gian từ 11h đêm đến 3h sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc, bài tiết độc tố. Nếu trong giai đoạn này cơ thể không ở trong trạng thái ngủ sâu giấc thì gan sẽ không đủ điều kiện tốt để làm việc, gây ra sự thiếu hụt lượng máu trong gan, từ đó làm tổn thương các tế bào, khó hồi phục và sửa chữa những tế bào hỏng.
Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng nhất trong cơ thể. Nếu gan bị tổn thương, ngay lập tức sức khỏe tổng thể sẽ bị đe dọa, ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác.
4. Nguy cơ gây bệnh dạ dày
Nhân tế bào biểu mô dạ dày trung bình cứ khoảng 2-3 ngày lại lặp lại một lần cập nhật, tái thiết mô. Hoạt động này thường diễn ra vào ban đêm.
Nếu bạn cứ thức sau 12 giờ, quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày sẽ bị đình trệ, làm lưu lại thức ăn quá lâu trong dạ dày, thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày bất thường, từ đó gây kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét và các triệu chứng khác.
5. Gia tăng nguy cơ ung thư
Nhiều yếu tố miễn dịch trong cơ thể được hình thành trong giấc ngủ, khi chúng ta thức suốt đêm dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi, thiếu năng lượng, cảm lạnh, dị ứng phát sinh bất ngờ.
Hệ thống miễn dịch là rào cản tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư, khi giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Một số nghiên cứu đã khẳng định, thức đêm sau 12 giờ sẽ thúc đẩy khả năng gây ra ung thư vú, ung thư ruột kết và các bệnh lây nhiễm.
6. Giảm trí nhớ
Khi chúng ta thức khuya, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn duy trì trạng thái hưng phấn, hứng khởi, đến ngày hôm sau chúng sẽ rơi vào trạng thái làm việc quá sức, cạn kiệt. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và các vấn đề sức khỏe khác.
Một thời gian dài thức đêm sẽ gây ra suy nhược thần kinh, mất ngủ, các triệu chứng bất lợi khác cũng sẽ xuất hiện sau đó.
Cũng theo các chuyên gia, thức quá khuya còn ảnh hưởng trực tiếp đến từng đối tượng cụ thể. Ví dụ phụ nữ thức thâu đêm có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, trẻ em sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hormone tăng trưởng, dẫn đến một loạt các vấn đề phát triển.
Khi thức khuya, cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý, thời gian bồi bổ sinh khí không có, dẫn đến thiếu khí, dễ sinh ra nóng nảy, tức giận, chóng mặt, đau họng, khát nước, táo bón, nước tiểu vàng và các triệu chứng khác.
Nếu trong trường hợp bạn "BẮT BUỘC PHẢI THỨC KHUYA", có hai huyệt vị quan trọng hỗ trợ cho bạn khắc phục sự mệt mỏi, thiếu năng lượng sau khi thức khuya là huyệt Chiếu hải và huyệt Dũng tuyền.
Bác sĩ Thi Minh, Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác trị liệu Đông y Thượng Hải (Trung Quốc) chuyên trách về bệnh Mất ngủ hướng dẫn:
1. Bấm huyệt Chiếu hải
Huyệt này nằm ở phía dưới vùng lõm mắt cá chân phía trong.
Ảnh minh họa
Bấm điểm này có thể làm giảm các triệu chứng do "dương thịnh âm suy" trong cơ thể gây ra viêm họng, yết hầu khô, háo nước, mắt đỏ, mất ngủ. Khi bấm huyệt nếu thấy cảm giác đau mỏi, tê và sưng thì dừng lại. Chỉ cần bấm khoảng từ 5-10 phút là được.
2. Bấm huyệt Dũng tuyền
Huyệt Dũng tuyền nằm ở giữa vùng lõm tại 1/3 gan bàn chân.
Ảnh minh họa
Huyệt vị này có tác dụng loại bỏ chứng thiếu âm, giải nhiệt. Điều hòa âm dương trong cơ thể, từ đó có thể làm giảm chứng khô miệng, chóng mặt, khó chịu và các triệu chứng khác.
Dùng ngón tay xoa bấm hơi mạnh một chút tại huyệt dũng tuyền khoảng 20-30 lần. Tốt nhất thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp