Đời sống

Người cao huyết áp có sử dụng được nhân sâm không?

Nhân sâm có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh lý thường gặp, kể cả bệnh cao huyết áp. Nhưng cần sử dụng sớm, đúng liều, thể trạng người sử dụng thích hợp.

Nữ sinh mặc áo dài và góc nghiêng khiến các nam sinh đổ gục / Công dụng tuyệt vời của rau ngót

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Trần Văn Năm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Y học cổ truyền TP.HCM, nhân sâm hiện có 3 loại được dùng ở Việt Nam: sâm Châu Á (Panax ginseng, có tài liệu gọi Hồng sâm); sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefollium L., Bạch sâm); sâm K5 - Ngọc Linh (Panax vietnamensis Hà et Grushv).

Trên nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng, nhân sâm được sử dụng phòng và điều trị một số loại bệnh sau:

- Chống stress: tăng tính thích nghi của cơ thể, chống lại rối loạn bài tiết hormone và yếu tố gây viêm - đây là nguồn gốc của nhiều bệnh mạn tính không lây nhiễm.

- Ổn định đường huyết: tác động trên tế bào tuyến tuỵ, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

 

- Chống gốc tự do: ginsengnoside trong NS có vai trò antioxidant mạnh.

- Hạn chế sự tăng sinh của tế bào ung bướu.

- Tác dụng chống viêm, bảo vệ tế bào cơ tim.

- Hỗ trợ điều trị rối loạn dương cương.

- Điều biến hệ miễn dịch.

 

Lưu ý khi sử dụng:

Chọn loại nhân sâm tuỳ theo thể tạng của người sử dụng.

- Sâm Châu Á: ưu tiên người có chuyển hoá cơ bản thấp: sợ lạnh, tay chân lạnh, không dung nạp khí hậu lạnh…; nhược tuyến giáp, thận hư nhiễm mỡ…

- Sâm Hoa Kỳ: dùng tốt cho người có chuyển hoá cơ bản tăng: cảm giác nóng, không dung nạp nóng, khô miệng khát nước, tay chân ấm nóng, tiêu bón, tiểu vàng…; cường giáp, đái tháo đường, bệnh phổi do lao…

Người bị tăng huyết áp có sử dụng nhân sâm được không?

 

Nếu người tăng huyết áp có biểu biện của "khí suy" vẫn sử dụng được nhân sâm. Tuy nhiên, lưu ý tính "nóng và lạnh" của cơ thể. Bước đầu thăm dò trên 59 người tự nguyện tham gia sử dụng, sơ bộ cho thấy nhân sâm có tác dụng tốt cho người sử dụng như: cải thiện giấc ngủ, tăng thể lực, ổn định đường huyết, không gây tăng huyết áp ở những người được theo dõi, và chưa ghi nhận tác dụng ngoại ý.

Tuy nhiên, bác sĩ lưu ý: phản ứng ngoại ý vẫn có thể xảy ra ở vài người mẫn cảm với nhân sâm, đặc biệt những người có nhiều bệnh đi kèm và giảm chức năng gan.

Theo vtv.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm