Đời sống

Người dân ngâm mình trong nước khai thác củ niễng

Củ niễng đang vào mùa thu hoạch, giá bán tại Nam Định là 1.000 đồng một củ, lãi gấp 5-6 lần so với trồng lúa.

Làm giàu khác người: Tóc dài Bến Tre bỏ phố về quê với...gáo dừa / Làm giàu khác người: Chuyện về “ông trùm" cây "tỷ đô” ở xứ Lạng

Trồng cây niễng đang là hướng đi mới của xã Nghĩa An (Nam Trực, Nam Định). Do điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của vùng khiến loại cây từng mọc dại phát triển mạnh. Những cánh đồng trồng lúa đã nhường chỗ cho cây niễng phát triển.

Trồng cây niễng đang là hướng đi mới của xã Nghĩa An (Nam Trực, Nam Định). Do điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của vùng khiến loại cây từng mọc dại phát triển mạnh. Những cánh đồng trồng lúa đã nhường chỗ cho cây niễng phát triển.

Mùa thu hoạch củ niễng bắt đầu từ đầu tháng 10 và kéo dài khoảng một tháng. Người dân phải dầm mình trong nước, dùng tay tách từng củ khỏi khóm. Phần rễ cây mọc chìm dưới nước, phần củ nổi trên mặt nước. Cây niễng trồng từ tháng 2 đến tháng 10 cho thu hoạch. Người trồng ngăn luống, chia khóm để cây có khoảng không phát triển, dễ dàng di chuyển khi thu hoạch. Giống cây này hầu như không phải chăm sóc bởi sức sống khỏe, không sâu bệnh, mọc ở vùng đất trũng, sình lầy, bãi bồi ven sông đồng bằng Bắc Bộ. Kẻ thù chính của cây là chuột.

Mùa thu hoạch củ niễng bắt đầu từ đầu tháng 10 và kéo dài khoảng một tháng. Người dân phải dầm mình trong nước, dùng tay tách từng củ khỏi khóm. Phần rễ cây mọc chìm dưới nước, phần củ nổi trên mặt nước. Cây niễng trồng từ tháng 2 đến tháng 10 cho thu hoạch. Người trồng ngăn luống, chia khóm để cây có khoảng không phát triển, dễ dàng di chuyển khi thu hoạch. Giống cây này hầu như không phải chăm sóc bởi sức sống khỏe, không sâu bệnh, mọc ở vùng đất trũng, sình lầy, bãi bồi ven sông đồng bằng Bắc Bộ. Kẻ thù chính của cây là chuột.

Người dân dậy từ 3h để hái niễng, đóng bao tải đưa về nhà. Trước kia, bà con thường trồng niễng tại bờ sông, ven đê để giữ đất. Gần đây, họ bắt đầu trồng theo mô hình sản xuất hàng hóa.

Người dân dậy từ 3h để hái niễng, đóng bao tải đưa về nhà. Trước kia, bà con thường trồng niễng tại bờ sông, ven đê để giữ đất. Gần đây, họ bắt đầu trồng theo mô hình sản xuất hàng hóa.

Cây niễng khi hái về sẽ cắt bỏ phần lá trên đầu và lấy phần gần gốc. Phần lá sẽ được thu gom và bán cho các cơ sở sản xuất đồ thủ công chế biến rổ, rá, các phụ kiện...

Cây niễng khi hái về sẽ cắt bỏ phần lá trên đầu và lấy phần gần gốc. Phần lá sẽ được thu gom và bán cho các cơ sở sản xuất đồ thủ công chế biến rổ, rá, các phụ kiện...

 

Người dân loại bỏ phần vỏ ngoài của củ niễng.

Người dân loại bỏ phần vỏ ngoài của củ niễng. "Trồng niễng không tốn công sức, nếu một năm trồng hai vụ lúa thu khoảng 2-3 triệu đồng thì cây niễng chỉ trồng một lần, cuối năm cho thu hơn chục triệu đồng, chỉ vất vả lúc thu hoạch", bà Nguyễn Thị Hợi nói.

Niễng chuẩn bị được xuất bán ngay trong ngày thu hoạch để đảm bảo độ tươi ngon. Ông Nguyễn Duy Căn, Bí thư chi bộ thôn, cho biết khoảng 10 năm gần đây nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch tăng cao, nhiều người xa xứ về quê đặt hàng trồng loại cây này lấy củ nên diện tích tăng nhanh. Toàn thôn An Lá (xã Nghĩa An) có khoảng 40 ha trồng niễng, chiếm 30% diện tích đất nông nghiệp.

Niễng chuẩn bị được xuất bán ngay trong ngày thu hoạch để đảm bảo độ tươi ngon.

Ông Nguyễn Duy Căn, Bí thư chi bộ thôn, cho biết khoảng 10 năm gần đây nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch tăng cao, nhiều người xa xứ về quê đặt hàng trồng loại cây này lấy củ nên diện tích tăng nhanh. Toàn thôn An Lá (xã Nghĩa An) có khoảng 40 ha trồng niễng, chiếm 30% diện tích đất nông nghiệp.

 

"Cuối tuần tôi thường về quê lấy hàng nghìn củ, đóng gói để xuất đi khắp nơi từ Hà Nội, TP HCM. Đây là thực phẩn sạch đang được người dân ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày", chị Oanh chia sẻ.

Phần thịt củ màu trắng, vị ngọt, thơm nhẹ. Niễng có hai loại, loại củ trắng của huyện Nam Trực và loại củ tím tím của huyện Hải Hậu (Nam Định). Tuy nhiên, giống niễng củ tím có nhiều xơ, không được người tiêu dùng ưa chuộng bằng niễng củ trắng.

Phần thịt củ màu trắng, vị ngọt, thơm nhẹ. Niễng có hai loại, loại củ trắng của huyện Nam Trực và loại củ tím tím của huyện Hải Hậu (Nam Định). Tuy nhiên, giống niễng củ tím có nhiều xơ, không được người tiêu dùng ưa chuộng bằng niễng củ trắng.

1

Theo VnExpress
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm