Đời sống

Người đàn ông bị ngứa tai, bác sĩ kinh hãi khi tiến hành kiểm tra tai và nhìn thấy hình ảnh do người vợ cung cấp

Trong quá trình hội chẩn, bệnh nhân liên tục gãi chân, ngoáy tai khiến bác sĩ và nhân viên y tế vô cùng khiếp sợ.

Chế biến nấm kiểu này để ăn là bạn đang tự hại cả gia đình / Mẹo hay giúp chọn được nấm an toàn, tươi ngon

Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp bệnh nhân là ông Đại (65 tuổi) là một nông dân sống tại Đài Loan.

Ông Đại đến khám trong tình trạng ngứa tai, thường dùng tay gãi chân rồi ngoáy tai nên hoài nghi mắc bệnh nấm nông ở chân. Trong quá trình hội chẩn, bệnh nhân liên tục gãi chân, ngoáy tai khiến bác sĩ và nhân viên y tế vô cùng khiếp sợ.

Sau khi kiểm tra tai của người bệnh, bác sĩ Ngô thốt lên: "Ôi trời, có rất nhiều vi nấm trong tai của ông, đều là nấm mốc đen". Ngoài ra, tai bệnh nhân cũng tiết ra mùi hôi thối và được chẩn đoán mắc bệnh nấm tai.

Người đàn ông bị ngứa tai, bác sĩ kinh hãi khi tiến hành kiểm tra tai và nhìn thấy hình ảnh do người vợ cung cấp  - Ảnh 1.

Bác sĩ Ngô phát hiện vi nấm trong tai của bệnh nhân.

Do ngón tay không thể chạm tới màng nhĩ ở nơi sâu nhất của ống tai nên bác sĩ Ngô loại trừ nguyên nhân liên quan đến căn bệnh nấm nông ở chân mà bệnh nhân đang mắc phải.

Bác sĩ Ngô phán đoán, vi nấm thường phát triển ở môi trường có độ ẩm cao hơn 60%, trong khi đó môi trường sống của con người có độ ẩm dao động từ 40% - 60%. Bào tử nấm trong môi trường có độ ẩm cao có thể vô tình lọt vào ống tai và gây ra căn bệnh nấm tai như trường hợp của ông Đại. Ngoài ra, căn bệnh nấm nông ở chân của bệnh nhân lâu lành cũng có thể do tiếp xúc với môi trường ẩm ướt trong thời gian dài.

Sau khi bệnh nhân tái khám, vợ của ông Đại đi cùng, tự tin tuyên bố: "Chồng của tôi bị nấm tai không liên quan đến tật gãi chân của ông ấy".

Vợ của ông Đại mở điện thoại cho bác sĩ xem hình ảnh những tăm bông phủ mốc xanh trắng, đồng thời tiết lộ thói quen của chồng là mở sẵn gói tăm bông và thường ngoáy tai mỗi khi ngứa. Môi trường ẩm ướt đã khiến gói tăm bông bị ẩm mốc, kèm theo ánh đèn mờ khiến ông Đại không nhìn rõ, vô tình đưa tăm bông ẩm mốc vào sâu trong màng nhĩ gây ra bệnh nấm tai. Điều đáng sợ là người vợ cũng vô tình sử dụng tăm bông ẩm mốc mà không để ý.

Người đàn ông bị ngứa tai, bác sĩ kinh hãi khi tiến hành kiểm tra tai và nhìn thấy hình ảnh do người vợ cung cấp  - Ảnh 2.

Vợ của ông Đại mở điện thoại cho bác sĩ xem hình ảnh những tăm bông phủ mốc xanh trắng.

 

Bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên hạn chế sử dụng tăm bông khi bị ngứa tai. Nếu bạn bị ngứa tai trong thời gian dài thì nên đến bệnh viện kiểm tra, bởi nhiễm nấm nghiêm trọng có thể gây ra bệnh viêm tai giữa, phá hủy màng nhĩ và thậm chí ảnh hưởng đến thính lực, thời gian dài có thể biến chứng thành bệnh ung thư.

Bác sĩ Ngô đề cập, vi nấm chủ yếu gây ra bệnh nấm tai thường là nấm Aspergillus và nấm Candida. Tình trạng nhiễm vi nấm thường xảy ra ở vùng có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, do môi trường nóng ẩm nên thích hợp cho các loại vi nấm sống ký sinh và phát triển ở tai. Ngoài ra, bệnh nấm tai cũng thường xảy ra ở bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân tiếp nhận hóa trị điều trị ung thư, cấy ghép nội tạng hoặc bệnh nhân AIDS.

Theo kinh nghiệm lâm sàng, bệnh nấm tai cũng thường gặp ở người có thói quen vệ sinh tai quá kĩ. Nguyên nhân là do ống tai ngoài thường tiết ra ráy tai có chức năng diệt khuẩn, chống nấm và bảo vệ ống tai. Hành động ngoáy tai quá nhiều có thể khiến niêm mạc ống tai bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ tai và khiến vi nấm sinh sôi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm