Đời sống

Người giả tạo đều có 4 đặc điểm này, chỉ cần nhìn vào sẽ biết có nên kết giao hay không

Quan sát 4 đặc điểm dưới đây, bạn hoàn toàn có thể phán đoán người xung quanh mình có thuộc nhóm những kẻ giả tạo hay không.

Phật dạy: 3 lời khẩu nghiệp, phụ nữ nói ra quả báo gánh trả cả đời không hết / Làm gì khi bế tắc? 2 bài học quý giá Phật dạy không phải ai cũng biết

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người thường nói ngụy quân tử còn đáng sợ hơn tiểu nhân thật sự.

Bình thường, những người ngụy quân tử vẻ bề ngoài ra vẻ rất chính nhân, quân tử, sẵn sàng "đại nghĩa diệt thân" nhưng sự thật bên trong lại tự tư - tự lợi, thấy lợi quên nghĩa, sẳn sàng làm chuyện đê hèn, ác độc nhất cốt sao có lợi cho bản thân mình.

Đây là những người dối trá, quỷ quyệt, khó lường, vì nhìn bề ngoài khó có thể phát hiện ra.

Vậy làm thế nào để nhận biết nhóm người này? Không khó, bạn chỉ cần quan sát 4 đặc điểm dưới đây, bởi hầu hết những người ngụy quân tử nào cũng có.

1. Giúp người nhưng không vô tư

Những người ngụy quân tử khi giúp đỡ một ai đó, họ đều muốn phải có được tiếng thơm, muốn được kết giao với người nhờ họ hoặc phải đổi lại thứ gì đó.

Trong khi đó, vui vẻ giúp đỡ người khác vô tư là một mỹ đức chứ không phải là một thủ đoạn mưu lợi. Nếu như giúp đỡ người khác để tạo danh tiếng tốt, để tranh thủ có cớ kết giao với người khác, ý nghĩa của việc giúp đỡ đã bị méo mó, biến tướng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người như thế này thường khá bạc tình bạc nghĩa, thấy lợi sẽ quên hết những tình nghĩa trước đây, không thể kết thâm giao.

Tục ngữ có câu, làm ơn không mong báo đáp, muốn được báo đáp đừng làm ơn. Sống trên đời, hãy sống bao dung rộng lượng, vui vẻ giúp đỡ người khác một cách vô tư, chúng ta sẽ nhận được phúc báo lúc nào không hay, thậm chí còn giúp bản thân hóa giải được họa hại.

2. Làm việc thiện nhưng muốn hơn người

Làm việc thiện nhưng trong lòng lại muốn nâng cao danh dự của bản thân, muốn hơn người khác – đây là biểu hiện của người ngụy quân tử. Bởi lẽ làm việc tốt vốn là vì tín ngưỡng, vì cầu một chút an yên trong tâm, là để bản thân và người khác biết rằng xã hội này còn rất nhiều người tử tế, việc tử tế…

Làm việc tốt, là vì để bản thân có được sự vui vẻ, hạnh phúc, để bản thân sống có giá trị, có ý nghĩa. Nếu như làm việc tốt để nâng cao danh dự, tên tuổi, tích lũy danh vọng thì chắc chắn, đó không phải là biểu hiện của một người quan tử thực sự.

 

3. Có đạo đức khí tiết nhưng lại muốn thể hiện mình khác biệt

Người ngụy quân tử muốn thể hiện mình là người có đạo đức, khí tiết nhưng đồng thời với đó lại muốn phô trương cho thiên hạ thấy mình khác biệt với đám đông.

Một người có đạo đức khí tiết thực sự sẽ luôn nghiêm khắc với bản thân ngay cả khi chỉ có một mình, luôn tự nhắc nhở bản thân chứ không phải vì hư vinh.

Danh thần nhà Thanh Tăng Quốc Phiên không chỉ là một viên quan uy tín mà ông còn là một nhân vật rất biết nhìn người.

Ông từng nói, có 3 kiểu người không thể làm cộng sự, đó là những người nói thì rất hay nhưng không làm được, người không nói chuyện đạo lý và người cố ý muốn phô trương thể hiện mình khác biệt với người khác.

 

Người muốn thể hiện mình khác biệt với đám đông không hoàn toàn là xấu, chỉ có điều người không hòa nhập với đại cục, làm cộng sự sẽ khó đồng hành.

Người giả tạo đều có 4 đặc điểm này, chỉ cần nhìn vào sẽ biết có nên kết giao hay không - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

4. Tu nghiệp nhưng muốn chứng tỏ với người khác, khiến người khác phải kinh ngạc về mình

Phấn đấu thành công trong sự nghiệp chỉ để chứng tỏ với người khác, khiến họ cảm thấy nể phục, kinh ngạc, đó không phải là biểu hiện của một người quân tử. Nếu làm việc, phấn đấu chỉ vì những cái vỗ tay của người khác thì thật quá nông cạn.

Một người muốn gây dựng sự nghiệp thường dựa vào việc hướng đến và theo đuổi một cuộc sống tươi đẹp mà mình cảm nhận từ trong tim, mục đích là để chiến thắng bản thân, tạo nên một cuộc sống, một thế giới tốt đẹp hơn.

 

Người chỉ chú ý đến sự hào nhoáng, hi vọng người khác chú ý sẽ không được người khác tôn trọng và thừa nhận.

Với họ, sự tự tin không được xây dựng từ con tim khối óc mà được xây dựng từ sự đánh giá của người khác.

Họ thích huyễn hoặc, khoa trương bản thân hơn là phấn đấu để đạt những giá trị thiết thực. Họ thích hư vinh, thích được người khác tán dương, coi mình là trung tâm.

Theo Nguyễn Nhung/Trí thức trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm