Người trí tuệ đều hiểu: Muốn sống hạnh phúc, lòng nhẹ gánh thì phải ngộ ra 2 chữ này trong đời
Tôm luộc kiểu này thơm ngon, không tanh, thịt ngọt lên màu đẹp / Vì linh cảm của một người hay đa nghi, tôi cuối cùng cũng biết thân phận thật của đứa bé mẹ người yêu đang bồng
Cuộc đời sau cùng chính là một chặng đường tu hành, tu dưỡng trái tim. Con tim viên mãn, mọi thứ mới đủ đầy. Tâm tĩnh, phương hướng mới rõ ràng. Làm được điều này, con người mới tìm thấy cảnh giới cao nhất của cuộc sống.
Thế giới này thật khó để tìm được một đời người hoàn hảo. Trải nghiệm nhiều rồi mới hiểu, vạn vật chỉ cần cân bằng ở trạng thái “một nửa” là đủ.
Tình yêu, nửa ngọt ngào, nửa đắng cayChúng ta đều biết, tình yêu có tươi đẹp, cũng có khổ đau triền miên.
Được yêu thương là chuyện hạnh phúc nhất trên đời này, nhưng đến khi mất đi tình yêu, nỗi đau cũng to lớn tương tự.
Trên đời này, không ai có thể bảo đảm bản thân luôn được yêu thương. Bạn có thể cảm nhận được cay đắng và ngọt ngào, đây chính là sự khác biệt giữa yêu và được yêu.
Mối tình đầu tươi đẹp, tràn đầy mật ngọt. Ở bên cạnh người thương, bạn luôn cảm thấy thế gian này thật ý nghĩa và đáng sống.
Đến lúc phải buông tay, tình yêu cần thử thách. Trong quá trình này, bạn có thể sẽ mất đi tình yêu, cảm giác lúc ấy đau đớn trăm bề.
Chứa đầy biến số với buồn và vui, với cay đắng và hạnh phúc, như thế mới gọi là tình yêu của đời người.
Sống ở đời, nửa tỉnh, nửa say
Đời người như màn kịch. Đắng cay ngọt bùi, hỷ nộ ái ố, cười rồi lại khóc, tất cả cũng chỉ vì nhân tình thế thái.
Đời người như vở diễn. Diễn viên trên sân khấu vào vai đủ loại người trong cuộc sống. Phía dưới khán đài, có người cười, có người không vui. Tất cả cũng vì cuộc sống của mỗi người là khác nhau.
Thật ra, cuộc sống của ai cũng phải kinh qua giông tố bão táp, mưa rồi lại nắng. Câu chuyện của ai cũng có buồn có vui. Trải nghiệm hết nửa đời bão bùng mới hiểu: Cuộc đời cần gì sự hoàn hảo, trạng thái tốt nhất phải là giữ cho mình nửa tỉnh nửa mê.
Quá mức tỉnh táo sẽ khiến bạn cảm thấy lạnh lẽo trong lòng. Quá mức trầm mê say đắm sẽ khiến người ta xa rời thực tế, trôi dạt nơi xa lúc nào không hay. Duy chỉ có nửa tỉnh nửa mê mới giúp chúng ta ứng biến linh hoạt, nhìn thấu mà không vạch trần, uyển chuyển vượt qua thị phi.
Trong cuộc sống hiện thực, bạn có thể đắm mình trong tình yêu, vì yêu mà kết hôn. Nhưng cũng phải giữ sự tỉnh táo, độc lập, dung dị với chuyện được mất, nếu không tổn thương sau cùng cũng chỉ là bạn mà thôi.
Đừng đánh mất bản thân vì tình yêu, cũng đừng thay đổi chính mình vì thói đời bẽ bàng. Chỉ như vậy, bạn mới không lạc lối.
Kết cục, nửa hối tiếc, nửa chấp nhận buông tayCuộc sống có rất nhiều sự lựa chọn. Chọn làm sao cũng có hối tiếc, kết quả không thể hoàn hảo trọn vẹn.
Khi bạn chứng kiến sự vô thường của cuộc đời, tự nhiên học được cách nghĩ thoáng, dung dị.
Chúng ta sống qua từng ngày, mỗi ngày không ngừng thực hiện những lựa chọn khác nhau. Có vấp ngã, có mất đi, có nhận được, có mỉm cười… Đây mới là hương vị của cuộc sống đúng nghĩa.
Kiên định với niềm tin, lắng nghe con tim, bất kể kết quả ra sao cũng đừng hối hận với lựa chọn của mình.
Chúng ta thường thích theo đuổi sự hoàn hảo và trọn vẹn, nhưng hiện thực luôn không được như ý. Chúng ta sẽ gặp muôn vàn trắc trở và khó khăn, cũng bỏ lỡ rất nhiều cơ hội và duyên phận, đồng thời để lại tiếc nuối và hối hận.
Song chính nhờ những tiếc nuối ấy mà chúng ta mới càng thêm trân trọng hiện tại, càng hiểu hơn về lòng người, càng quyết tâm theo đuổi mục tiêu.
Đi hết nửa đời người, cảnh giới cao nhất của cuộc sống thật ra chỉ gói gọn trong 2 chữ: Một nửa!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?