Nguy hiểm bị thiếu máu khi mang bầu
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không? / 3 công dụng bất ngờ từ cà chua bà bầu nào cũng cần phải biết
Thiếu máu ở bà bầu
Bạn hãy coi chừng bệnh thiếu máu khi mang bầu. Nguồn ảnh: Internet
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị thiếu máu thường gặp nhất. Thiếu máu ở bà bầu là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu thai kỳ.
Thiếu máu ở bà bầu thường có biểu hiện mệt mỏi yếu sức, rụng tóc, móng tay móng chân và niêm mạc miệng môi mắt nhợt nhạt, trường hợp nặng sắc mặt trắng xanh, phù nhẹ, mất sức, đầu váng tai ù, tim hoảng hốt, hụt hơi, ăn kém, bụng đầy, rối loạn đại tiện lúc táo lúc lỏng
Phụ nữ có thai được coi là thiếu máu thai kỳ khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu thấp <11g>
Có nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai là thiếu máu thiếu sắt. Đây là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo Hemoglobin - một protein quan trọng của hồng cầu.
Thiếu máu ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ sau này. Chính vì vậy việc duy trì hemoglobin trong giới hạn bình thường là rất quan trọng.
Ảnh hưởng của thiếu máu đến thai nhi
Nếu mẹ bị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh non hoặc con sinh ra bị nhẹ cân.
Các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu khi mang thai:
Có khoảng cách sinh con gần nhau
Mang song thai hoặc đa thai
Nôn nhiều do ốm nghén
Không hấp thu được sắt
Ra nhiều kinh nguyệt ở kỳ kinh trước khi mang thai
Các dấu hiệu của thiếu máu khi mang thai?
Trong trường hợp thiếu máu nhẹ, bạn có thể vẫn cảm thấy bình thường. Trong các trường hợp thiếu máu mức độ vừa và nặng, bạn có thể gặp các biểu hiện sau:
Cơ thể yếu và mệt mỏi nhiều
Da nhợt nhạt
Hồi hộp, đánh trống ngực
Thở nhanh
Hoa mắt chóng mặt hoặc ngất
Thèm ăn những thứ không phải thức ăn như đất sét, phấn hoặc bột ngô
Các triệu chứng này tương tự như các triệu chứng ốm nghén. Do đó bất kể có hoặc không có các biểu hiện trên, bạn cần được xét nghiệm máu để sàng lọc thiếu máu ngay từ lần khám thai đầu tiên và ít nhất 1 lần nữa ở các lần khám thai tiếp theo. Ngoài ra nếu bạn lo lắng về mức độ mệt mỏi của mình hay bất kỳ dấu hiệu nào khác, hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 8/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mùi gặp nhiều thách thức, công việc bị cản trở bởi tiểu nhân
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Choáng váng trước cảnh em chồng sau bốn tháng sinh con: Người gầy gò, mắt quầng thâm, tưởng chừng chẳng còn sức sống
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Nam hay nữ có 4 dấu hiệu này trong lòng bàn tay chứng tỏ có số phú quý giàu sang
Mua chậu dâu tây làm cảnh, nửa đêm tôi bị bố mẹ chồng đập cửa tra khảo vì em chồng đau bụng quằn quại