Nguy hiểm khi dùng dầu ăn chiên lại nhiều lần
Thanh lọc phổi dành riêng cho người hút thuốc lá / Sai lầm khi ăn sữa chua bạn buộc phải dừng lại
Dầu là một phần không thể thiếu trong việc nấu nướng hằng ngày. Rất nhiều hộ gia đình hoặc các nhà hàng, quán ăn muốn tiết kiệm đã cất phần dầu còn sót lại từ quá trình chế biến thực phẩm cho lần nấu nướng tiếp theo. Tuy nhiên, đã có rất nhiều cảnh báo việc tái sử dụng dầu ăn có thể thay đổi hợp chất hóa học của nó, do đó làm cho nó có hại hơn cho cơ thể. Vậy làm thế nào an toàn nếu bạn muốn tái sử dụng dầu ăn.
Ảnh minh họa.
Theo cuốn sách Diet & Nutrition, phương pháp tiếp cận toàn diện của Rudolph Ballentine, đun dầu quá nóng hoặc tái sử dụng dầu sẽ làm thay đổi cấu trúc chất béo, tạo thành các hợp chất mới ít hữu dụng hơn và khi đi vào cơ thể, có thể gây hại.
Nguy hại nếu tái sử dụng dầu ăn
Gây ung thư
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc hâm nóng dầu ăn nhiều lần có thể làm thay đổi thành phần của dầu, giải phóng acrolein – một hóa chất độc hại và có khả năng gây ung thư. Tái sử dụng dầu ăn cũng có thể làm tăng sinh gốc tự do trong cơ thể, gây viêm – căn nguyên của hầu hết các bệnh mạn tính nguy hiểm, bao gồm: Ung thư, béo phì và đái tháo đường.
Phản ứng viêm kéo dài (viêm mạn tính) cũng có thể làm giảm sức đề kháng, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.
Tăng cholesterol LDL
Thực phẩm được nấu bằng dầu ăn đã qua sử dụng có thể làm tăng mức cholesterol “xấu” (LDL) trong máu. Như bạn đã biết, mức cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nguy hiểm, đột quỵ…
Tăng tiết dịch acid dạ dày
Nếu bạn thấy cảm giác nóng rát trong dạ dày và cổ họng trở nên thường xuyên hơn, dầu ăn chiên đi chiên lại có thể là thủ phạm gây ra nó. Lúc này bạn nên tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… để giúp giảm tiết dịch acid dạ dày gây trào ngược.
Loại dầu tốt cho sức khỏe bạn nên ăn
Dầu hạt hè
Nghiên cứu cho thấy, dầu chiết xuất từ hạt mè (vừng) có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, sâu răng và nguy cơ da bị cháy nắng. Ngoài ra, loại dầu này còn là nguồn giàu chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp kiểm soát mức đường huyết cũng như cholesterol - những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim.
Dầu bơ
Dầu bơ đã được biết đến là nguồn phong phú các chất chống viêm và chống oxy hóa, có tác dụng giúp ngừa bệnh tim, khắc phục tình trạng đau khớp và rất có ích cho sức khỏe làn da. Trong trường hợp không có dầu bơ, bạn có thể thường xuyên ăn quả bơ cũng sẽ mang lại những lợi ích tương tự.
Dầu quả óc chó
Dầu quả óc chó được đánh giá có tác dụng tốt cho sức khỏe tương tự như dầu cá. Dầu quả óc chó rất giàu axít béo omega-3 và ALA, có công dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Ngoài ra, loại dầu này còn được chứng minh có khả năng ngăn ngừa tâm trạng căng thẳng và tình trạng cao huyết áp, nhờ thế có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Dầu dừa
Theo các chuyên gia, dầu dừa có chứa chất chống oxy hóa uberoil, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như bảo vệ sức khỏe răng miệng, kiểm soát cholesterol và thậm chí giảm béo - những tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tim. Bên cạnh đó, loại dầu này còn được chứng minh có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được